Mã ngành lắp ráp linh kiện điện tử là mã ngành 2610 – Sản xuất linh kiện điện tử. Đây là nhóm ngành bao gồm các hoạt động như sản xuất và lắp ráp vi mạch, bảng mạch in, chip bán dẫn, điện trở, tụ điện, cảm biến, đầu nối điện… phục vụ cho ngành công nghiệp điện tử. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về mã ngành lắp ráp linh kiện điện tử, các nhóm ngành cụ thể đi kèm và những lưu ý quan trọng khi kinh doanh lĩnh vực này.
1. Mã ngành lắp ráp linh kiện điện tử là bao nhiêu?
Theo quy định tại Phần A, Mục II, Phụ lục II – Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành lắp ráp linh kiện điện tử là 2610, bao gồm các hoạt động sản xuất linh kiện điện tử như vi mạch, bộ vi xử lý, bo mạch, cảm biến, chip nhớ, tụ điện, điện trở, cuộn cảm và các loại linh kiện dùng trong thiết bị điện tử tiêu dùng, công nghiệp hoặc quân sự.
2610 là mã ngành lắp ráp linh kiện điện tử
2. Các hoạt động kinh doanh chính thuộc Mã ngành lắp ráp linh kiện điện tử
Dưới đây là các nhóm hoạt động kinh doanh thuộc mã ngành 2610:
- Sản xuất tụ điện, điện tử.
- Sản xuất điện trở, điện tử.
- Sản xuất bộ mạch vi xử lý.
- Sản xuất bo mạch điện tử.
- Sản xuất ống điện tử.
- Sản xuất liên kết điện tử.
- Sản xuất mạch điện tích hợp.
- Sản xuất ống hai cực, bóng bán dẫn, bộ chia liên quan.
- Sản xuất phần cảm điện (cuộn cảm kháng, cuộn dây, bộ chuyển), loại linh kiện điện tử.
- Sản xuất tinh thể điện tử và lắp ráp tinh thể.
- Sản xuất solenoit, bộ chuyển mạch và bộ chuyển đổi cho các bộ phận điện tử.
- Sản xuất chất bán dẫn, sản xuất chất tinh chế và bán tinh chế.
- Sản xuất thẻ giao diện (âm thanh, video, điều khiển, mạng lưới).
- Sản xuất cấu kiện hiển thị (plasma, polime, LCD).
- Sản xuất bóng đèn di-ot phát sáng (LED).
- Sản xuất cáp máy in, cáp màn hình, cáp USB…
Lưu ý: Mã ngành 2610 không bao gồm các hoạt động sản xuất thuộc các nhóm ngành riêng biệt dưới đây:
- Sản xuất thẻ thông minh được xếp vào nhóm 18110 (In ấn).
- Sản xuất modem (thiết bị truyền tải) thuộc nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông).
- Sản xuất màn hình vi tính và vô tuyến được phân loại trong nhóm 26200 (Sản xuất máy vi tính, thiết bị ngoại vi) hoặc nhóm 26400 (Sản phẩm điện tử dân dụng).
Sản xuất ống tia X và thiết bị phân chia bức xạ thuộc nhóm 26600 (Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử y học, điện liệu pháp). - Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học được phân vào nhóm 26700.
- Sản xuất bộ chia tách dùng cho ứng dụng điện tử thuộc ngành 27 (Sản xuất thiết bị điện)
- Sản xuất đui bóng đèn thuộc nhóm 27101 (Sản xuất môtơ, máy phát).
- Sản xuất rơ le điện cũng được phân nhóm 27101.
- Sản xuất thiết bị dây dẫn điện được xếp vào nhóm 27330 (Sản xuất các loại thiết bị dây dẫn điện).
- Sản xuất thiết bị điện tử hoàn chỉnh sẽ được phân loại cụ thể theo từng nhóm thiết bị phù hợp, không nằm trong mã ngành 2610.
Hoạt động kinh doanh thuộc mã ngành lắp ráp linh kiện điện tử gồm sản xuất và lắp ráp vi mạch tích hợp, lắp ráp bảng mạch điện tử, sản xuất module điện tử…
Kế toán Apolo là đơn vị uy tín chuyên cung cấp dịch vụ kế toán – pháp lý – thủ tục doanh nghiệp trọn gói như: thành lập công ty, điều chỉnh giấy phép kinh doanh, bổ sung ngành nghề hoạt động… Với kinh nghiệm thực tiễn và đội ngũ chuyên viên, luật sư giàu chuyên môn, chúng tôi cam kết hỗ trợ quý khách thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử nhanh chóng, hợp pháp và tiết kiệm chi phí. Apolo đồng hành toàn diện từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi hoàn tất thủ tục, đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ. Chi phí minh bạch, trọn gói chỉ từ 1.000.000 VNĐ, không phát sinh chi phí ẩn. 👉 Bạn đang cần thành lập doanh nghiệp? Liên hệ ngay tại https://ketoanapolo.vn/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tron-goi-tai-tphcm/ để được hỗ trợ! 👉 Cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể? Truy cập ngay https://ketoanapolo.vn/dich-vu-dang-ky-kinh-doanh-ho-ca-the/ để nhận tư vấn ngay hôm nay! |
3. Những lưu ý khi kinh doanh mã ngành lắp ráp linh kiện điện tử
Khi đăng ký và vận hành doanh nghiệp theo mã ngành 2610, chủ doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:
- Yêu cầu về điều kiện môi trường và phòng sạch: Việc sản xuất và lắp ráp vi mạch, linh kiện điện tử thường đòi hỏi môi trường sạch (clean room), kiểm soát độ ẩm, bụi, nhiệt độ. Bạn cần đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng đúng quy chuẩn kỹ thuật nếu muốn hoạt động trong lĩnh vực này.
- Đăng ký thêm mã ngành thương mại nếu có bán buôn/bán lẻ sản phẩm: Nếu doanh nghiệp của bạn không chỉ sản xuất mà còn phân phối linh kiện điện tử, bạn nên đăng ký bổ sung các mã ngành thuộc nhóm 4652 (Bán buôn thiết bị điện tử) hoặc 4741 (Bán lẻ thiết bị điện tử trong các cửa hàng chuyên doanh).
- Các quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ và bản quyền công nghệ: Đảm bảo rằng các sản phẩm, thiết kế mạch, chip… không vi phạm bản quyền của bên thứ ba.
- An toàn lao động và tiêu chuẩn sản xuất: Người lao động cần được đào tạo và trang bị đúng tiêu chuẩn khi làm việc trong lĩnh vực điện tử để đảm bảo an toàn và tuân thủ pháp luật về lao động.
- Chứng nhận và kiểm định sản phẩm: Một số loại thiết bị điện tử sau khi lắp ráp cần đạt chuẩn kỹ thuật hoặc được kiểm định trước khi lưu hành trên thị trường, nhất là khi xuất khẩu.
Khi đăng ký và vận hành doanh nghiệp theo mã ngành lắp ráp linh kiện điện tử, chủ doanh nghiệp cần lưu ý 5 vấn đề
Mã ngành lắp ráp linh kiện điện tử 2610 là một lĩnh vực tiềm năng, nhất là trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, để khởi sự và duy trì hoạt động bền vững, các nhà khởi nghiệp cần nắm rõ các quy định pháp lý, điều kiện kỹ thuật và các mã ngành bổ trợ liên quan.
Nếu bạn đang băn khoăn lựa chọn mã ngành phù hợp hoặc cần hỗ trợ đăng ký kinh doanh nhanh chóng, đúng pháp lý? Hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của Kế toán Apolo để được hỗ trợ chi tiết từng bước!
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DOANH NGHIỆP APOLO
- Địa chỉ: Lầu 1, số 456 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Email: phaplyapolo@gmail.com
- Điện thoại: 028 3535 5905
- Hotline/ Zalo: 0938 249 246