Mã ngành kinh doanh ăn uống là 5610 – Dịch vụ nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động. Tuy nhiên, để hoạt động đúng pháp luật, chủ kinh doanh cần nắm rõ mã ngành kinh doanh nhà hàng ăn uống phù hợp theo quy định. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu đầy đủ và chính xác về mã ngành 5610, cùng những điều kiện quan trọng cần biết trước khi đăng ký kinh doanh.
1. Mã ngành ăn uống là bao nhiêu?
Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hiện hành, mã ngành ăn uống chính thức được quy định là 5610 – Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động. Đây là mã ngành được ban hành tại Phần A Mục II, Phụ lục II kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quy định chi tiết nội dung phân ngành kinh tế quốc dân.
Các hình thức phổ biến trong mã ngành 5610 này có thể kể đến như nhà hàng ăn uống cố định, quán ăn, quán nhậu, dịch vụ xe đẩy bán đồ ăn vặt, kiosk bán hàng di động tại sự kiện hoặc hội chợ.
Mã ngành ăn uống là 5610 – Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
2. Các hoạt động kinh doanh chính thuộc mã ngành ăn uống
Mã ngành 5610 – Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động bao gồm nhiều hình thức kinh doanh phục vụ thực phẩm, đồ uống cho người tiêu dùng sử dụng trực tiếp.
1 – Mã ngành 56101: Dịch vụ nhà hàng và quán ăn cố định (trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh)
Nhóm mã ngành này áp dụng cho các mô hình như nhà hàng, quán ăn, quán cơm, quán bún, phở, quán nhậu phục vụ tại chỗ. Đây là nhóm phổ biến nhất và phù hợp với các cơ sở kinh doanh cố định có khu vực chế biến riêng.
2 – Mã ngành 56102: Cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi của hàng ăn nhanh
Nhóm mã ngành này áp dụng cho \ các hình thức như xe đẩy bán hàng rong, quầy thức ăn nhanh tại hội chợ, kiosk di động. Mô hình này phù hợp với các cá nhân hoặc hộ kinh doanh nhỏ, linh hoạt về địa điểm nhưng vẫn cần tuân thủ quy định về vệ sinh và sử dụng không gian công cộng.
3 – Mã ngành 56109: Dịch vụ ăn uống lưu động khác
Nhóm mã ngành này áp dụng cho mô hình bán đồ ăn, thức uống được chuẩn bị và phục vụ trực tiếp từ xe đẩy, xe thùng, xe bán hàng rong, phổ biến như xe kem, xe bánh mì, xe nước ép… Loại hình này linh hoạt, không cố định địa điểm kinh doanh và thường hoạt động tại các khu vực công cộng, vỉa hè hoặc lễ hội.
Lưu ý: Dù mã ngành 5610 bao gồm nhiều hình thức kinh doanh ăn uống phổ biến, hoạt động nhượng quyền thương hiệu dịch vụ ăn uống (franchise) không thuộc phạm vi mã này mà sẽ được phân loại vào mã ngành 56290 (Dịch vụ ăn uống khác)
Mã ngành ăn uống gồm các hoạt động: dịch vụ nhà hàng và quán ăn cố định, dịch vụ ăn uống lưu động
Kế toán Apolo là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ kế toán – pháp lý – luật doanh nghiệp như: thành lập công ty, thay đổi giấy phép kinh doanh… Với kinh nghiệm dày dặn và đội ngũ chuyên viên, luật sư cộng tác đông đảo, Kế toán Apolo cam kết hỗ trợ quý khách thành lập doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ ăn uống một cách nhanh chóng, đúng quy định và tiết kiệm chi phí. Chúng tôi đồng hành trọn gói, giúp quý khách hoàn tất thủ tục pháp lý thuận lợi, đảm bảo quy trình đăng ký diễn ra suôn sẻ. Chi phí tư vấn minh bạch, chỉ từ 1.000.000 VNĐ, không phát sinh chi phí ẩn. 👉 Bạn đang cần thành lập doanh nghiệp? Liên hệ ngay tại https://ketoanapolo.vn/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tron-goi-tai-tphcm/ để được hỗ trợ! 👉 Cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể? Truy cập ngay https://ketoanapolo.vn/dich-vu-dang-ky-kinh-doanh-ho-ca-the/ để nhận tư vấn ngay hôm nay! |
3. Những lưu ý khi kinh doanh mã ngành ăn uống
Khi đăng ký và vận hành cơ sở kinh doanh thuộc mã ngành 5610, chủ doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đến các điều kiện pháp lý và tiêu chuẩn hoạt động để đảm bảo tuân thủ quy định hiện hành.
- Nếu cơ sở có hoạt động chế biến thực phẩm hoặc phục vụ ăn uống tại chỗ (thuộc mã ngành 56101), bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Về cơ sở vật chất, địa điểm kinh doanh cần đáp ứng các tiêu chí vệ sinh môi trường: khu chế biến phải tách biệt với khu vệ sinh và khu chứa nguyên liệu, có biện pháp phòng chống côn trùng, động vật gây hại, và có hệ thống xử lý rác thải đạt chuẩn. Đây là yêu cầu chung cho cả 56101 (nhà hàng, quán ăn) và 56102 (dịch vụ lưu động), nếu có chế biến tại chỗ.
- Trường hợp cơ sở có bán bia, rượu, đặc biệt là các loại đồ uống có cồn từ 5,5 độ trở lên thì bạn cần đăng ký thêm mã ngành 4633 (bán buôn đồ uống) hoặc 4723 (bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh) tùy theo hình thức kinh doanh. Đồng thời, phải xin Giấy phép bán lẻ rượu do phòng Kinh tế hạ tầng hoặc Phòng Kinh tế UBND cấp huyện/quận cấp.
- Đối với mô hình xe đẩy, kiosk hoặc dịch vụ ăn uống di động (56102), chủ cơ sở cần xin Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường hoặc khu vực công cộng từ chính quyền địa phương nếu hoạt động tại các khu vực ngoài trời.
- Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh cần xem xét kỹ quy hoạch sử dụng đất và quy định cấm của địa phương. Các khu vực gần trường học, bệnh viện, khu dân cư đông đúc thường có những hạn chế hoặc cấm mở cơ sở ăn uống. Do đó, cần kiểm tra thông tin quy hoạch trước khi ký hợp đồng thuê mặt bằng hoặc xin giấy phép kinh doanh.
Để kinh doanh mã ngành ăn uống, chủ doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm
Mã ngành 5610 – mã ngành ăn uống là một trong những ngành nghề kinh doanh phổ biến, phù hợp với nhiều mô hình từ nhỏ lẻ đến quy mô lớn. Tùy vào mô hình cụ thể (quán ăn, xe đẩy, nhà hàng, quán cà phê…), bạn có thể lựa chọn đúng phân nhóm trong mã ngành nghề dịch vụ ăn uống để đảm bảo thủ tục pháp lý suôn sẻ và tránh bị xử phạt.
Nếu cần tư vấn đăng ký kinh doanh mã ngành ăn uống phù hợp, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chuyên viên hỗ trợ doanh nghiệp của Kế toán Apolo để được hướng dẫn chi tiết hồ sơ, mẫu biểu và điều kiện đi kèm.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DOANH NGHIỆP APOLO
- Địa chỉ: Lầu 1, số 456 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Email: phaplyapolo@gmail.com
- Điện thoại: 028 3535 5905
- Hotline/ Zalo: 0938 249 246