Mở trung tâm dạy thêm tiểu học là một ý tưởng khởi nghiệp hấp dẫn. Tuy nhiên, để thành công, bạn cần có một kế hoạch chi tiết từ việc xây dựng ý tưởng, chọn địa điểm, thuê giáo viên, đến quản lý tài chính và marketing hiệu quả. Hãy cùng khám phá các bước mở trung tâm dạy thêm tiểu học qua bài viết sau, giúp bạn dễ dàng bắt đầu với sự nghiệp trồng người này.

mở trung tâm dạy thêm tiểu học

1. Điều kiện mở trung tâm dạy thêm tiểu học

1.1. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm, nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành.

Theo Phụ lục II của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với hoạt động dạy thêm.

1.2. Điều kiện về trụ sở trung tâm dạy thêm tiểu học

Theo điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và điều 6 Luật Nhà ở 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Trụ sở chính của trung tâm dạy thêm tiểu học phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)
  • Địa chỉ cần phải xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.
  • Địa điểm phải đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường.

1.3. Điều kiện về chủ thể thành lập trung tâm

Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý trung tâm dạy thêm tiểu học tại Việt Nam trừ những trường hợp sau:

  • Tổ chức không có tư cách pháp nhân
  • Người chưa đủ 18 tuổi, không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác
  • Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

1.4. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật

  • Người đại diện theo pháp luật của trung tâm phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp (đã nêu tại mục 2. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp); người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể giữ các chức danh: Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch HĐQT tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký.
  • Nếu doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
  • Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

1.5. Điều kiện về tên trung tâm dạy thêm 

Bao gồm 2 yếu tố theo thứ tự sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp được viết là: Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH), công ty cổ phần (Công ty CP), công ty hợp doanh (Công ty HD), doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Nếu không gắn tên doanh nghiệp theo quy định sẽ bị xử phạt từ 5 triệu – 10 triệu đồng theo quy định tại điều 34 Nghị định 50/2016 hoặc có thể bị đóng MST.

Khi đặt tên trung tâm dạy thêm, phải tuân thủ 3 không:

  • Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của trung tâm đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.
  • Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
  • Không sử dụng cụm từ trong các cơ quan đoàn thể của nhà nước để đặt tên cho trung tâm.

Có nhiều cách để đặt tên trung tâm dạy thêm vừa hay, dễ nhớ và hiệu quả: đặt tên theo giá trị giáo dục (Trung tâm rèn luyện tri thức), đặt tên theo địa danh (Trung tâm dạy thêm tiểu học Hà Nội), đặt tên theo người sáng lập hoặc giảng viên nổi tiếng (Trung tâm dạy thêm Lê Quý Đôn).

1.6. Điều kiện về vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được thể hiện trong điều lệ của doanh nghiệp. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề cụ thể.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam, trung tâm dạy thêm không thuộc danh mục ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Pháp luật cũng không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu để mở trung tâm dạy thêm tiểu học, nhưng bạn nên đăng ký mức vốn phù hợp với quy mô hoạt động. 

Cần đáp ứng 6 điều kiện để mở trung tâm dạy thêm tiểu học chất lượng

Cần đáp ứng 6 điều kiện để mở trung tâm dạy thêm tiểu học chất lượng

Bên cạnh lĩnh vực giáo dục, ngành dịch vụ việc làm cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Nếu quý khách đang tìm hiểu về mô hình kinh doanh này, có thể tham khảo bài viết “MỞ TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM: THỦ TỤC & ĐIỀU KIỆN CẦN BIẾT” để nắm rõ quy trình thành lập và các yêu cầu pháp lý liên quan.

1.7. Điều kiện về công khai thông tin điện tử

Điều 6, thông tư 29/2024 quy định các tổ chức, cá nhân mở lớp dạy thêm ngoài trường học có thu tiền của học sinh thù phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về:

  • Các môn học được tổ chức dạy thêm
  • Thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp
  • Địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm
  • Danh sách người dạy thêm
  • Mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT)

1.8. Điều kiện về nhân sự dạy thêm tiểu học

Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, người dạy thêm ngoài nhà trường phải đảm bảo có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

Lưu ý: Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT)

Căn cứ Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm bao gồm:

  • Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.
  • Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
  • Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

2. Thủ tục mở trung tâm dạy thêm tiểu học đầy đủ

Bước 1: Soạn thảo & Chuẩn bị hồ sơ 

Kế toán Apolo liệt kê chi tiết các giấy tờ để xin mở trung tâm dạy thêm tiểu học nói riêng và thủ tục mở trung tâm dạy thêm nói chung theo loại hình công ty và hộ kinh doanh.

Loại hình Hồ sơ
Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần (1) Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.

(2) Điều lệ Công ty.

(3) CCCD/Căn cước/Hộ chiếu (bản sao có chứng thực) của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu (đối với loại hình công ty TNHH 1 thành viên), chủ doanh nghiệp tư nhân (đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân), các thành viên góp vốn, cổ đông (đối với loại hình công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần).  

(4) Danh sách thành viên/cổ đông (Áp dụng trong trường hợp thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên/Cổ phần).

(5) Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật công ty.

(6) Một số giấy tờ khác tùy vào loại hình công ty mà Cơ quan thẩm quyền yêu cầu.

Hộ kinh doanh Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có nêu rõ hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể bao gồm:

(1) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

(2) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (bản sao CCCD/Căn cước/Hộ chiếu/Giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác vẫn còn hiệu lực)

(3) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

(4) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

(5) Bản sao hợp đồng thuê địa điểm dạy học trong trường hợp thuê địa điểm kinh doanh

Bước 2: Nộp hồ sơ mở trung tâm dạy thêm

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền sẽ:

Địa chỉ nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo phương thức qua mạng thông tin điện tử tại địa chỉ dangkyquamang.dkkd.gov.vn/.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trình tự thực hiện: 

  • Người nộp hồ sơ kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký xác thực và thanh toán phí trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi gửi hồ sơ, người nộp nhận Giấy biên nhận hồ sơ qua mạng thông tin điện tử.
  • Từ 3 – 5 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con dấu công ty nếu hồ sơ hợp lệ, hoặc văn bản bổ sung, sửa đổi nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
  • Nếu chưa đủ, sẽ gửi yêu cầu sửa đổi qua mạng.

Riêng đối với hộ kinh doanh:

  • Địa chỉ nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch (Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh) hoặc nộp trực tuyến tại http://hokinhdoanh.dkkd.gov.vn
  • Thời hạn giải quyết: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xử lý hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh trong 3 ngày làm việc. 
  • Trình tự thực hiện: Nếu hồ sơ hợp lệ, sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản lý do và yêu cầu bổ sung. Nếu quá thời hạn mà không nhận được phản hồi, người đăng ký có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định

Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ thuế 

Sau khi được cấp phép hoạt động, trung tâm dạy thêm tiểu học phải thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định. Các bước bao gồm:

  • Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu và tờ khai thuế môn bài.
  • Treo bảng hiệu công ty để thuế đi kiểm tra và duyệt cho xuất hóa đơn VAT.
  • Mua thiết bị chữ ký số để khai thuế, đóng thuế, xuất hóa đơn, kê khai BHXH, Hải quan…
  • Mua gói hóa đơn điện tử về phát hành, nếu có nhu cầu xuất hóa đơn VAT.
  • Mở tài khoản ngân hàng đứng tên công ty và đăng ký tài khoản lên thuế.

Bước 4: Xác định người hỗ trợ kế toán thuế cho công ty

Trung tâm dạy thêm có hoạt động hay chưa thì vẫn phải có kế toán để hỗ trợ khai báo thuế định kỳ:

  • Công ty tự làm kế toán thuế.
  • Công ty thuê nhân viên kế toán nội bộ về làm việc, trả lương thưởng bảo hiểm xã hội, phúc lợi mỗi tháng.
  • Công ty thuê Kế toán dịch vụ, trả phí mỗi tháng chỉ bằng 1/10 so với việc thuê kế toán nội bộ.

Nếu quý khách hàng chưa nắm rõ về các thủ tục mở trung tâm dạy thêm tiểu học hãy liên hệ ngay với Kế toán Apolo để được hỗ trợ tận tình. Với đội ngũ chuyên gia uy tín, giàu kinh nghiệm, tổng chi phí chỉ từ 0 đến 1.000.000 VNĐ, chúng tôi cam kết hỗ trợ tận tình, đảm bảo công ty được thành lập nhanh chóng (trong vòng 3 ngày) và đúng quy định pháp luật hiện hành. Truy cập ngay https://ketoanapolo.vn/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tron-goi-tai-tphcm/ để biết thêm thông tin chi tiết!

3. Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm tiểu học

3.1. Xây dựng ý tưởng và kế hoạch chi tiết

Việc này giúp xác định mô hình giảng dạy, kiểm soát tài chính và thu hút học viên ngay từ đầu.

  • Xác định mô hình hoạt động: Dạy theo nhóm nhỏ, kèm 1-1, trung tâm ôn luyện chuyên sâu hay trung tâm phát triển kỹ năng
  • Đặt mục tiêu phát triển: Mục tiêu ngắn hạn (6 tháng – 1 năm) và mục tiêu dài hạn (2 – 5 năm)
  • Kế hoạch nguồn nhân lực: Xác định số lượng giáo viên, nhân viên. Xác định chế độ lương, thưởng và đãi ngộ để giữ chân nhân tài.
  • Chi phí đầu tư: Chi phí thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, lương giáo viên và nhân viên, chi phí Marketing…
  • Cơ sở hạ tầng: Diện tích phòng học bao nhiêu, sắm trang thiết bị hiện đại (bảng, máy chiếu, tài liệu ôn tập, bàn ghế…)
  • Dự phòng rủi ro và phương án giải quyết: Thiếu học viên bao đầu, giáo viên nghỉ đột xuất, quản lý tài chính không hiệu quả…

Cần chuẩn bị ý tưởng và kế hoạch chi tiết khi mở trung tâm dạy thêm tiểu học cho cơ quan đăng ký kinh doanh

Cần chuẩn bị ý tưởng và kế hoạch chi tiết khi mở trung tâm dạy thêm tiểu học cho cơ quan đăng ký kinh doanh

3.2. Đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại và phù hợp

Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giảng dạy và trải nghiệm học tập của học sinh. Một trung tâm dạy thêm tiểu học cần đảm bảo môi trường học tập an toàn, tiện nghi và đáp ứng đủ tiêu chuẩn giáo dục.

  • Chọn địa điểm phù hợp: Nên đặt trung tâm gần khu dân cư, trường học để thuận tiện cho phụ huynh và học sinh.
  • Phòng học tiêu chuẩn: Đảm bảo diện tích đủ rộng, thoáng mát, có ánh sáng đầy đủ và hệ thống quạt, máy lạnh. 
  • Trang thiết bị giảng dạy: Bàn ghế phù hợp với lứa tuổi, bảng trắng, máy chiếu, loa đài… 
  • Đầu tư thiết bị chất lượng: Khi mua sắm các thiết bị cho hoạt động dạy học, bạn cần chọn mua kỹ lưỡng để sử dụng lâu dài. Không nên mua các đồ cũ vì trung tâm cần sử dụng thường xuyên, đồ cũ sẽ không có bảo hành, khả năng hư hỏng cũng cao hơn.
  • Đảm bảo an toàn: Đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy và lối thoát hiểm.

3.3. Tuyển dụng đội ngũ giáo viên chất lượng

Đội ngũ giáo viên là yếu tố then chốt quyết định chất lượng giảng dạy và sự phát triển lâu dài của trung tâm. Vì vậy, việc tuyển dụng cần đảm bảo chọn được những giáo viên có chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm và phù hợp với phương pháp giảng dạy hiện đại.

  • Yêu cầu chuyên môn: Giáo viên cần có bằng cấp sư phạm tiểu học hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
  • Kinh nghiệm giảng dạy: Ưu tiên giáo viên đã có kinh nghiệm đứng lớp, biết cách tương tác và truyền đạt kiến thức hiệu quả.
  • Phương pháp giảng dạy: Áp dụng các phương pháp giảng dạy sáng tạo, giúp học sinh tiếp thu dễ dàng và hứng thú với bài học.
  • Chính sách đãi ngộ: Xây dựng mức lương, thưởng và chế độ phúc lợi hợp lý để giữ chân giáo viên giỏi.
  • Đào tạo định kỳ: Tổ chức các buổi tập huấn để nâng cao kỹ năng sư phạm và cập nhật phương pháp giảng dạy mới.

Trung tâm dạy thêm tiểu học chất lượng cần tuyển dụng đội ngũ giáo viên chất lượng, có kinh nghiệm giảng dạy

Trung tâm dạy thêm tiểu học chất lượng cần tuyển dụng đội ngũ giáo viên chất lượng, có kinh nghiệm giảng dạy

3.4. Lập kế hoạch tài chính chi tiết

Quản lý tài chính hiệu quả là yếu tố quyết định sự bền vững của trung tâm dạy thêm. Một kế hoạch tài chính rõ ràng giúp kiểm soát chi phí, tối ưu nguồn vốn và đảm bảo lợi nhuận.

  • Xác định các khoản chi phí: Tiền thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, lương giáo viên, chi phí quảng cáo, điện nước, phần mềm quản lý…
  • Dự trù nguồn vốn: Xác định vốn tự có, vốn vay hoặc kêu gọi đầu tư để đảm bảo trung tâm vận hành ổn định.
  • Kiểm soát thu – chi: Áp dụng phần mềm kế toán hoặc lập bảng thống kê chi tiết để tránh thất thoát tài chính.
  • Chiến lược giá học phí: Cân đối mức học phí hợp lý, vừa phù hợp với khả năng chi trả của phụ huynh vừa đảm bảo lợi nhuận cho trung tâm.
  • Dự phòng rủi ro: Chuẩn bị ngân sách dự phòng cho những tình huống phát sinh như sửa chữa cơ sở vật chất, giảm số lượng học viên…

3.5. Xây dựng thương hiệu và Marketing uy tín, chuyên nghiệp

Một trung tâm dạy thêm thành công không chỉ cần chất lượng giảng dạy tốt mà còn phải có thương hiệu uy tín và chiến lược marketing hiệu quả để thu hút học viên.

  • Đặt tên trung tâm dễ nhớ, ý nghĩa: Tên nên ngắn gọn, phản ánh được giá trị giáo dục và dễ nhận diện.
  • Thiết kế hình ảnh chuyên nghiệp: Logo, bảng hiệu, đồng phục giáo viên cần đồng bộ và tạo ấn tượng chuyên nghiệp.
  • Xây dựng website và fanpage: Cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình học, đội ngũ giáo viên, học phí và phản hồi của phụ huynh.
  • Chạy quảng cáo online: Sử dụng Facebook Ads, Google Ads để tiếp cận đúng đối tượng phụ huynh có nhu cầu.
  • Tận dụng truyền thông địa phương: Phát tờ rơi, hợp tác với trường học hoặc tổ chức các buổi học thử miễn phí để tăng độ nhận diện.
  • Xây dựng uy tín qua chất lượng: Chương trình giảng dạy tốt, giáo viên tận tâm và kết quả học sinh tiến bộ sẽ là cách quảng bá hiệu quả nhất.

3.6. Sử dụng phần mềm quản lý học viên

Việc sử dụng phần mềm quản lý học viên giúp trung tâm dạy thêm tiểu học vận hành trơn tru, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả công việc. Phần mềm quản lý không chỉ hỗ trợ việc theo dõi học viên mà còn giúp quản lý các nghiệp vụ khác của trung tâm.

  • Quản lý thông tin học viên: Lưu trữ thông tin cá nhân, lịch học, kết quả học tập của từng học viên một cách chi tiết và dễ tra cứu.
  • Đăng ký và tuyển sinh: Tự động hóa quá trình đăng ký học viên, giúp phụ huynh dễ dàng đăng ký qua website hoặc ứng dụng.
  • Theo dõi tiến độ học tập: Cập nhật kết quả học tập, nhận xét của giáo viên, giúp phụ huynh và học sinh theo dõi sự tiến bộ.
  • Quản lý lịch dạy và phòng học: Giúp phân bổ lịch học hợp lý, tránh xung đột phòng học hoặc lịch giảng dạy.
  • Quản lý tài chính: Theo dõi học phí, các khoản thu chi, tạo báo cáo tài chính rõ ràng và minh bạch.
  • Hỗ trợ giao tiếp: Phần mềm giúp trung tâm dễ dàng liên lạc với phụ huynh, thông báo lịch học, thông tin cần thiết hoặc các sự kiện đặc biệt.

Nên ứng dụng công nghệ thông tin tân tiến để dễ dàng quản lý trung tâm hiệu quả

Nên ứng dụng công nghệ thông tin tân tiến để dễ dàng quản lý trung tâm hiệu quả

4. Câu hỏi thường gặp

Câu 1: Mã ngành đăng ký mở trung tâm dạy thêm tiểu học là bao nhiêu?

Mã ngành đăng ký mở trung tâm dạy thêm, trung tâm gia sư, dạy kèm: 8559 – Giáo dục khác chưa được phân vào đâu.

Nếu quý khách đang băn khoăn muốn mở trung tâm gia sư cần những gì, có thể tham khảo thêm để nắm rõ các điều kiện và thủ tục liên quan.

Câu 2: Thành lập trung tâm dạy tiểu học cần tuân theo những nguyên tắc nào?

Các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, bao gồm:

  • Hoạt động giảng dạy phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, không dẫn đến tình trạng quá tải, vượt quá khả năng tiếp thu của người học. Đồng thời, phải mang lại hiệu quả trong việc góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kĩ năng và giáo dục nhân cách cho người học; 
  • Không dạy thêm những kiến thức mới trước chương trình chính khóa cũng như không cắt giảm nội dung của chương trình học chính để giảng dạy trong giờ dạy thêm;
  • Việc đăng ký học phải được thực hiện dựa trên tinh thần tự nguyện, có sự đồng ý của gia đình học sinh;
  • Không tổ chức lớp học thêm, dạy thêm theo các lớp học chính khóa;
  • Cần căn cứ vào năng lực của học sinh để xếp lớp, các học sinh trong một lớp phải có học lực tương đương nhau;
  • Trung tâm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động học thêm, dạy thêm.

Câu 3: Chi phí mở trung tâm dạy thêm tiểu học bao nhiêu?

Tổng chi phí khi mở trung tâm dạy thêm dao động từ 25.000.000 – 150.000.000 đồng, bao gồm:

  • Chi phí pháp lý: Đây là bước đầu tiên để đảm bảo trung tâm hoạt động hợp pháp. Trong đó, lệ phí kinh doanh khoảng 50.000 – 1.000.000 đồng (bao gồm lệ phí đăng ký kinh doanh và phí công bố thông tin). Chi phí khắc dấu từ 220.000 – 450.000 đồng. Nếu thuê dịch vụ tư vấn pháp lý hoặc làm thủ tục giấy phép, chi phí này có thể tăng thêm. Ước tính tổng chi phí pháp lý dao động từ 5 – 20 triệu đồng.
  • Mặt bằng: 5.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng (miễn phí nếu mở ở nhà bạn)
  • Mua sắm thiết bị, cơ sở hạ tầng: 10.000.000 – 100.000.000 đồng
  • Thuê nhân viên, giáo viên: từ 5.000.000 đồng/tháng (giáo viên trả từ học phí học sinh)
  • Quảng cáo, marketing: 5.000.000 – 15.000.000 đồng/tháng

Trên đây là những điều kiện, quy trình và kinh nghiệm để mở trung tâm dạy thêm tiểu học mà Kế toán Apolo đã tổng hợp, nhằm giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và thời gian. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, chúng tôi cam kết hỗ trợ quý khách nhanh chóng với mức chi phí hợp lý nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ ngay!

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DOANH NGHIỆP APOLO

  • Địa chỉ: Lầu 1, số 456 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Email: phaplyapolo@gmail.com
  • Điện thoại: 028 3535 5905
  • Hotline/ Zalo: 0938 249 246