Mở công ty may mặc có thể mang lại lợi nhuận ổn định trong thời đại hiện nay. Doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục pháp lý, chuẩn bị vốn, lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp và xây dựng chiến lược phát triển bền vững. Hãy cùng Apolo tìm hiểu ngay quy trình chi tiết và những kinh nghiệm quan trọng khi thành lập công ty may mặc!
1. Điều kiện thành lập công ty may mặc
Để mở công ty may mặc, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Các cơ sở pháp lý bao gồm:
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật Bảo vệ môi trường 2020;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
1.1. Điều kiện về tên công ty
Khi thành lập công ty may mặc, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về đặt tên để đảm bảo hợp pháp và tránh tranh chấp sau này. Cụ thể:
- Tên công ty phải bao gồm hai phần chính là loại hình doanh nghiệp (TNHH, Cổ phần, Hợp danh…) và tên riêng. Ví dụ: Công ty TNHH Sản Xuất May Mặc An Phát hoặc Công ty Cổ phần Dệt May Việt Thịnh;
- Tên công ty không được trùng hoặc dễ gây hiểu lầm với doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Để tránh vi phạm, doanh nghiệp nên kiểm tra kỹ trên hệ thống đăng ký kinh doanh;
- Tên công ty không được chứa cụm từ liên quan đến các cơ quan hành chính, quân đội, công an như Công ty TNHH Bộ Quốc Phòng hoặc Công ty Cổ phần Công An Việt Nam.
Tên công ty may mặc phải rõ ràng, hợp pháp và không trùng lặp với công ty đã đăng ký trước đó
1.2. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và chịu trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. Khi mở công ty may mặc, doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Người đại diện có thể là chủ sở hữu công ty hoặc được thuê để đảm nhiệm vai trò này;
- Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nên có từ 1 đến 3 người đại diện cư trú tại Việt Nam để đảm bảo thuận lợi khi làm việc với cơ quan chức năng;
- Doanh nghiệp có quyền thay đổi người đại diện khi xét thấy không còn phù hợp với định hướng phát triển của công ty.
1.3. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Ngành may mặc là một trong những lĩnh vực kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, không thuộc danh mục ngành nghề bị cấm hoặc hạn chế. Khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề phù hợp để đảm bảo hoạt động đúng quy định pháp luật. Một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực may mặc bao gồm:
- Sản xuất hàng may mặc: Quần áo, phụ kiện thời trang, đồng phục,…;
- Gia công may mặc: Nhận đơn đặt hàng từ đối tác trong và ngoài nước;
- Kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm may mặc: Phân phối hàng may mặc ra thị trường. Doanh nghiệp có thể tham khảo bài viết “mở công ty thương mại” để tìm hiểu về điều kiện và thủ tục thành lập.
Doanh nghiệp thuộc ngành may mặc cần đăng ký đúng lĩnh vực để các hoạt động được hợp pháp
Doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều ngành nghề liên quan, nhưng cần đảm bảo khai báo đầy đủ theo hệ thống ngành nghề kinh doanh của Việt Nam để hoạt động hợp pháp và thuận lợi trong quá trình triển khai kinh doanh.
1.4. Điều kiện về vốn điều lệ
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, lĩnh vực may mặc không bị ràng buộc bởi mức vốn pháp định tối thiểu. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có quyền chủ động xác định vốn điều lệ dựa trên quy mô hoạt động và khả năng tài chính. Tuy nhiên, để đảm bảo vận hành hiệu quả, mức vốn này nên đủ để chi trả các khoản chi phí cần thiết như:
- Mua sắm nguyên liệu phục vụ sản xuất;
- Thanh toán tiền lương cho lao động;
- Đầu tư vào hệ thống máy móc, thiết bị
- Trang trải các chi phí vận hành như thuê xưởng, bảo trì thiết bị và hoạt động tiếp thị.
Doanh nghiệp có thể tự quyết định vốn điều lệ, nhưng cần đảm bảo đủ để vận hành ổn định
1.5. Điều kiện về trụ sở chính
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc phải có trụ sở chính hợp pháp tại Việt Nam, tuân thủ các quy định về địa chỉ kinh doanh, trụ sở này có thể là:
- Nhà xưởng dùng để sản xuất, gia công hàng may mặc;
- Văn phòng điều hành nếu doanh nghiệp tách biệt khu vực sản xuất và bộ phận quản lý.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm, chẳng hạn như hợp đồng thuê hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nếu thuộc quyền quản lý của công ty. Việc đảm bảo địa chỉ rõ ràng, hợp lệ không chỉ giúp cơ quan chức năng dễ dàng kiểm tra, liên mà còn nâng cao tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
Trong một số trường hợp, nếu doanh nghiệp may mặc thực hiện các hoạt động sản xuất vải, sợi, dệt may có các công đoạn như nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi, thì theo Phụ lục I của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, đây được xem là ngành nghề tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tùy thuộc vào quy mô công suất, hoạt động này có thể thuộc nhóm sản xuất, kinh doanh có nguy cơ ô nhiễm môi trường cấp độ 1. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường 2020 để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp lý. |
2. Thủ tục thành lập công ty may mặc
Khi đăng ký giấy phép kinh doanh công ty may mặc, doanh nghiệp có thể tự thực hiện các thủ tục pháp lý hoặc lựa chọn dịch vụ hỗ trợ từ các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi.
Nếu tự thực hiện, doanh nghiệp cần tuân thủ đúng quy trình theo quy định pháp luật nhằm tránh sai sót hoặc chậm trễ có thể ảnh hưởng đến tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện hồ sơ đầy đủ cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng phát hành hóa đơn VAT, tạo thuận lợi trong giao dịch và xây dựng uy tín với đối tác.
Bước 1: Soạn thảo & Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Điều lệ Công ty;
- CCCD/Căn cước/Hộ chiếu (bản sao có chứng thực) của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu (đối với loại hình công ty TNHH 1 thành viên), chủ doanh nghiệp tư nhân (đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân), các thành viên góp vốn, cổ đông (đối với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần);
- Danh sách thành viên/cổ đông (Áp dụng trong trường hợp thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên/Cổ phần);
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật công ty.
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty theo quy định
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp cần tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định. Hiện nay, việc nộp hồ sơ có thể thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong vòng 03 ngày làm việc, Sở Kế hoạch & Đầu tư sẽ xem xét và xử lý hồ sơ:
- Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo kết quả qua email;
- Nếu hồ sơ có sai sót hoặc chưa đầy đủ, Sở KH&ĐT sẽ gửi thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung. Doanh nghiệp cần thực hiện điều chỉnh theo hướng dẫn để hoàn tất thủ tục.
Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ thuế
Bao gồm:
- Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu và tờ khai thuế môn bài;
- Treo bảng hiệu công ty để thuế đi kiểm tra và duyệt cho xuất hóa đơn VAT;
- Mua thiết bị chữ ký số để khai thuế, đóng thuế, xuất hóa đơn, kê khai BHXH, Hải quan,…;
- Mua gói hóa đơn điện tử về phát hành, nếu có nhu cầu xuất hóa đơn VAT;
- Mở tài khoản ngân hàng đứng tên công ty và đăng ký tài khoản lên thuế.
Việc hoàn thành nghĩa vụ thuế giúp công ty hoạt động hợp pháp
Bước 4: Xác định người hỗ trợ kế toán thuế cho công ty
Công ty có hoạt động hay chưa thì vẫn phải có kế toán để hỗ trợ khai báo thuế định kỳ:
- Công ty tự làm kế toán thuế;
- Công ty thuê nhân viên kế toán nội bộ về làm việc, trả lương thưởng bảo hiểm xã hội, phúc lợi mỗi tháng;
- Công ty thuê Kế toán dịch vụ, trả phí mỗi tháng chỉ bằng 1/10 so với việc thuê kế toán nội bộ.
Nếu quý khách đang muốn mở công ty may mặc nhưng lo lắng về thủ tục pháp lý phức tạp, Apolo sẽ giúp quý khách hoàn thành mọi quy trình một cách nhanh chóng – chính xác – tiết kiệm. Chỉ với chi phí từ 0 – 1.000.000 VNĐ, chúng tôi cam kết hỗ trợ tận tình từ khâu tư vấn ngành nghề, chuẩn bị hồ sơ cho đến khi doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi đảm bảo hoàn tất thủ tục trong vòng 3 ngày làm việc, giúp quý khách nhanh chóng đi vào kinh doanh. Truy cập ngay https://ketoanapolo.vn/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tron-goi-tai-tphcm/ để biết thêm thông tin chi tiết! |
3. Kinh nghiệm mở công ty may mặc
Thành lập công ty may mặc đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ thủ tục pháp lý đến kế hoạch kinh doanh. Để hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần nắm vững những kinh nghiệm quan trọng ngay từ khi thành lập. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn khởi nghiệp trong ngành may mặc một cách thuận lợi.
3.1. Xác định mô hình kinh doanh phù hợp
Trước khi thành lập công ty may mặc, doanh nghiệp cần xác định rõ mô hình kinh doanh để có hướng đi cụ thể. Tùy vào định hướng phát triển, công ty có thể lựa chọn hoạt động sản xuất trực tiếp, kinh doanh bán lẻ, bán buôn hoặc cung cấp dịch vụ may đo theo yêu cầu.
Bên cạnh đó, việc xác định đối tượng khách hàng cũng rất quan trọng, bao gồm cá nhân, doanh nghiệp hay xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Ngoài ra, doanh nghiệp cần quyết định loại sản phẩm chủ đạo như may mặc công nghiệp, thời trang, đồng phục hay phụ kiện để có chiến lược sản xuất và tiếp thị phù hợp.
Doanh nghiệp cần xác định mô hình kinh doanh và đối tượng khách hàng để xây dựng chiến lược phát triển
Bên cạnh lĩnh vực may mặc, các mô hình kinh doanh liên quan đến logistics, vận chuyển cũng đang thu hút sự quan tâm. Quý khách có thể tham khảo bài viết “ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC MỞ ĐẠI LÝ CHUYỂN PHÁT NHANH MỚI NHẤT” nếu đang tìm hiểu về lĩnh vực này.
3.2. Lựa chọn địa điểm sản xuất ở vị trí thuận tiện cho vận chuyển, đầu tư cơ sở vật chất chất lượng cao
Địa điểm sản xuất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh may mặc, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển và khả năng tiếp cận thị trường. Doanh nghiệp nên chọn nhà xưởng hoặc cửa hàng ở vị trí thuận tiện, phù hợp với quy mô hoạt động và đảm bảo luồng lưu thông hàng hóa dễ dàng. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sang lĩnh vực logistics hoặc xuất nhập khẩu, có thể tham khảo bài viết “mở công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế” để tìm hiểu về điều kiện và thủ tục kinh doanh trong lĩnh vực này.
Về khu vực sản xuất, không gian cần đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn lao động, có đủ ánh sáng, hệ thống thông gió và xử lý chất thải để bảo vệ môi trường. Đầu tư vào trang thiết bị hiện đại như máy may, máy cắt vải và thiết bị kiểm tra chất lượng sẽ giúp nâng cao năng suất, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Doanh nghiệp cần chọn địa điểm sản xuất thuận tiện, đảm bảo an toàn lao động
3.3. Tuyển dụng nhân sự có kỹ năng may cơ bản
Nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất trong ngành may mặc. Doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân viên có tay nghề may cơ bản hoặc nâng cao, đồng thời cân nhắc tuyển thêm kỹ thuật viên và nhân viên thiết kế nếu định hướng phát triển sản phẩm thời trang hoặc đặt may theo yêu cầu.
Bên cạnh đó, việc đào tạo nhân viên về quy trình sản xuất và tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng giúp đảm bảo sự đồng đều trong sản phẩm. Ngoài ra, công ty cũng cần xây dựng đội ngũ quản lý sản xuất để giám sát tiến độ, phân bổ công việc hợp lý và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành.
Doanh nghiệp cần tuyển nhân sự có tay nghề đáp ứng yêu cầu của công ty
3.4. Lựa chọn nguyên liệu và nhà cung cấp uy tín
Doanh nghiệp cần xác định loại vải phù hợp với dòng sản phẩm chủ lực, chẳng hạn như vải dệt kim, vải thun, vải jean,… để đảm bảo tính ứng dụng và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp nguyên liệu và phụ liệu đáng tin cậy cũng là một nhiệm vụ cần quan trọng nhằm đảm bảo nguồn hàng ổn định, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc kém chất lượng. Ngoài ra, doanh nghiệp nên chủ động đàm phán về giá cả, thời gian giao hàng và các điều khoản hợp đồng nhằm tối ưu chi phí và đảm bảo lợi ích lâu dài.
3.5. Xây dựng quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng
Quy trình sản xuất chi tiết và chặt chẽ giúp đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp may mặc. Công ty cần thiết lập từng giai đoạn sản xuất từ cắt vải, may, ủi, đóng gói đến kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Việc kiểm soát chất lượng phải được thực hiện thường xuyên, đặc biệt trong các công đoạn quan trọng như may và lắp ráp, nhằm phát hiện lỗi và điều chỉnh kịp thời. Sản phẩm đầu ra cần đáp ứng tiêu chuẩn về kiểu dáng, chất liệu và độ bền, giúp nâng cao uy tín thương hiệu và sự hài lòng của khách hàng.
Doanh nghiệp cần quy trình sản xuất chặt chẽ và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt
3.6. Đảm bảo tuân thủ các quy định lao động và an toàn lao động
Doanh nghiệp may mặc cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Luật Lao động, bao gồm hợp đồng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Chế độ làm việc, thời gian nghỉ ngơi và các chính sách bảo mật cũng phải được đảm bảo đúng theo quy định pháp luật. Ngoài ra, công ty cần trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, tổ chức các khóa huấn luyện an toàn để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
3.7. Phát triển thương hiệu và chiến lược marketing
Trong thời đại ngày nay, các công ty may mặc phải chịu sự cạnh tranh gay gắt do số lượng doanh nghiệp may mặc ngày càng tăng. Để có thể trụ vững trên thị trường, các công ty cần phát triển thương hiệu và xây dựng chiến lược marketing phù hợp với nguồn lực của công ty, bối cảnh thị trường… Sau đây là một số gợi ý cho các công ty mới vào ngành gồm:
- Xây dựng thương hiệu riêng biệt là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp may mặc tạo dấu ấn trên thị trường, giúp thu hút khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh;
- Việc kết hợp các kênh marketing online như website, mạng xã hội với các phương thức truyền thống như quảng cáo, chương trình khuyến mãi sẽ giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn;
- Hợp tác với các influencer, nhà thiết kế hoặc tổ chức các chiến dịch quảng bá cũng là cách gia tăng nhận diện thương hiệu và tạo dựng lòng tin với khách hàng.
Xây dựng thương hiệu và chiến lược marketing giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng cho mặt hàng công ty
3.8. Lập kế hoạch chi tiết về quản lý tài chính và kế toán
Quản lý tài chính chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định và phát triển bền vững. Công ty cần lập kế hoạch chi tiết về chi phí ban đầu, bao gồm mua nguyên liệu, đầu tư máy móc, thuê mặt bằng và các chi phí vận hành khác. Hệ thống kế toán cần được thiết lập rõ ràng giúp theo dõi dòng tiền, kiểm soát chi phí sản xuất, giúp công ty tối ưu hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro tài chính.
3.9. Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường
Doanh nghiệp may mặc cần tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường 2020 để đảm bảo sản xuất an toàn và bền vững. Việc áp dụng các biện pháp như tái chế vải thừa, xử lý chất thải đúng cách giúp giảm thiểu ô nhiễm. Sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cho người sử dụng. Công ty cũng cần thực hiện kiểm tra, báo cáo định kỳ về môi trường nhằm giám sát mức độ tác động, đảm bảo tuân thủ quy định và kịp thời điều chỉnh các biện pháp xử lý phù hợp.
Doanh nghiệp may mặc cần tuân thủ quy định môi trường, xử lý chất thải đúng cách
4. Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Mã ngành mở công ty may mặc là gì?
Khi thành lập công ty may mặc, doanh nghiệp có thể lựa chọn các mã ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động như sau:
Mã ngành | Tên ngành |
4771 | Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh |
4669 | Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt, bán buôn phụ liệu may mặc và giày dép |
1511 | Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú |
1430 | Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc |
1410 | May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) |
1323 | Sản xuất thảm, chăn đệm |
1321 | Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác |
1311 | Sản xuất sợi |
1313 | Hoàn thiện sản phẩm dệt |
1312 | Sản xuất vải dệt thoi |
1329 | Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu |
1420 | Sản xuất sản phẩm từ da lông thú |
1322 | Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) |
4751 | Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh |
1512 | Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm |
4641 | Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép |
Câu 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị vốn điều lệ bao nhiêu khi thành lập công ty may mặc?
Không có quy định bắt buộc về vốn pháp định khi mở công ty may mặc. Doanh nghiệp có thể đăng ký vốn điều lệ tùy theo năng lực tài chính, chẳng hạn 100 triệu, 500 triệu hoặc 1 tỷ đồng. Tuy nhiên công ty nên lựa chọn mức vốn phù hợp với quy mô hoạt động và khả năng đầu tư. Điều này giúp đảm bảo vận hành ổn định và tạo niềm tin với đối tác.
Doanh nghiệp có thể đăng ký vốn điều lệ linh hoạt, phù hợp với quy mô và khả năng tài chính
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin quan trọng giúp bạn hiểu rõ quy trình mở công ty may mặc, từ việc lựa chọn mô hình kinh doanh, tuyển dụng nhân sự đến tuân thủ các quy định pháp luật. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả và phát triển bền vững. Nếu cần tư vấn thêm về dịch vụ thành lập công ty may mặc, hãy liên hệ ngay Apolo để được hỗ trợ nhé!
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DOANH NGHIỆP APOLO
- Địa chỉ: Lầu 1, số 456 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Email: phaplyapolo@gmail.com
- Điện thoại: 028 3535 5905
- Hotline/ Zalo: 0938 249 246