Kể từ sau đại dịch Covid-19, mọi người đã dần dành nhiều sự quan tâm hơn tới sức khỏe của bản thân, cả về thể chất và tinh thần. Trước xu hướng này, mở trung tâm Yoga hứa hẹn sẽ nhận được sự hưởng ứng của đông đảo khách hàng. Sau đây, Kế toán Apolo sẽ cung cấp cho quý khách những thông tin quan trọng để quý khách làm thủ tục mở trung tâm Yoga thành công.
1. Điều kiện mở trung tâm Yoga
1.1. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị
Thông tư 11/2016/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện chuyên môn tổ chức tập luyện tại nhà và thi đấu môn Yoga có nêu rõ một số điểm sau:
a) Cơ sở vật chất:
- Sàn tập bằng phẳng, không trơn trượt.
- Khoảng cách từ sàn tập đến trần nhà không thấp hơn 2,7m.
- Không gian tập luyện thoáng mát, ánh sáng từ 150 lux trở lên.
- Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập, có tủ thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu.
- Có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, trang phục khi tham gia tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác.
- Việc tổ chức tập luyện và thi đấu môn Yoga ở ngoài trời phải tuân thủ quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 Điều này.
Trung tâm Yoga cần đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật hiện hành
b) Trang thiết bị:
- Trang thiết bị tập luyện:
- Đảm bảo mỗi người tập có 01 thảm tập cá nhân hoặc thảm lớn trên sàn;
- Đối với động tác Yoga bay (Yoga fly): Võng lụa (dây) chịu được ít nhất 300 kg trọng lực, được lắp đặt trên một hệ thống treo có khả năng đảm bảo an toàn cho người tập luyện. Chiều dài của dây có thể điều chỉnh để vừa với tư thế người tập;
- Các dụng cụ hỗ trợ tập luyện môn Yoga phải đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho người tập.
- Trang thiết bị thi đấu:
- Đảm bảo mỗi người có 01 thảm cá nhân hoặc thảm lớn trên sàn;
- Có thiết bị liên lạc cho các thành viên tổ chức và điều hành giải;
- Đồng hồ bấm giờ, bảng báo giờ, bảng điểm, loa, vạch giới hạn sân thi đấu.
1.2. Điều kiện về mật độ tập luyện
Theo Điều 7 Thông tư 11/2016/TT-BVHTTDL, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quy định:
- Mật độ tập luyện trên sàn tối thiểu phải là 02 mét vuông/người;
- Mỗi hướng dẫn viên tập huấn không quá 30 người trong một buổi tập.
1.3. Điều kiện về nhân viên chuyên môn
Các nhân viên chuyên môn tại trung tâm Yoga cũng có những điều kiện riêng cần phải đáp ứng như:
- Là huấn luyện viên, huấn luyện viên thể thao hoặc vận động viên có trình độ cấp II trở lên; Các bác sĩ và nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao đóng vai trò là cơ quan chứng nhận;
- Có bằng giáo dục thể thao từ trình độ trung cấp trở lên;
- Có chứng chỉ chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia và Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ làm Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung cấp.
Các nhân viên chuyên môn cũng cần đáp ứng đủ các điều kiện để có thể tham gia giảng dạy tại trung tâm
2. Thủ tục mở trung tâm Yoga chi tiết
Bước 1: Soạn thảo & Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh trung tâm Yoga gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Điều lệ Công ty.
- CCCD/Căn cước/Hộ chiếu (bản sao có chứng thực) của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu (đối với loại hình công ty TNHH 1 thành viên), chủ doanh nghiệp tư nhân (đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân), các thành viên góp vốn, cổ đông (đối với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần).
- Danh sách thành viên/cổ đông (Áp dụng trong trường hợp thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên/Cổ phần).
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi đã hoàn thiện, hồ sơ có thể được nộp trực tuyến (online) tại trang Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc:
- Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ có thông báo để bổ sung, chỉnh sửa. Đây cũng là một thủ tục bắt buộc cho những ai cần tìm hiểu thủ tục thành lập công ty bất động sản để kinh doanh.
Quý khách hoàn toàn có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh trung tâm Yoga trực tuyến
Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ thuế
Bao gồm:
- Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu và tờ khai thuế môn bài;
- Treo bảng hiệu công ty để thuế đi kiểm tra và duyệt cho xuất hóa đơn VAT;
- Mua thiết bị chữ ký số để khai thuế, đóng thuế, xuất hóa đơn, kê khai BHXH, Hải quan,…;
- Mua gói hóa đơn điện tử về phát hành, nếu có nhu cầu xuất hóa đơn VAT;
- Mở tài khoản ngân hàng đứng tên công ty và đăng ký tài khoản lên thuế.
Bước 4: Xác định người hỗ trợ kế toán thuế cho công ty
Công ty có hoạt động hay chưa thì vẫn phải có kế toán để hỗ trợ khai báo thuế định kỳ:
- Công ty tự làm kế toán thuế;
- Công ty thuê nhân viên kế toán nội bộ về làm việc, trả lương thưởng bảo hiểm xã hội, phúc lợi mỗi tháng;
- Công ty thuê Kế toán dịch vụ, trả phí mỗi tháng chỉ bằng 1/10 so với việc thuê kế toán nội bộ.
Tự hào là đơn vị tư vấn pháp lý uy tín, Kế toán Apolo cam kết hỗ trợ quý khách từ A đến Z trong các thủ tục mở trung tâm Yoga. Chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện, từ tư vấn điều kiện, chuẩn bị hồ sơ đến hoàn tất thủ tục, giúp quý khách tiết kiệm thời gian và công sức. Tổng chi phí tư vấn chỉ từ 0 đến 1.000.000 VNĐ, hoàn toàn minh bạch, không phát sinh. Truy cập ngay https://ketoanapolo.vn/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tron-goi-tai-tphcm/ để được Apolo tư vấn chi tiết. |
4. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động trung tâm Yoga
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bên cạnh hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh trung tâm Yoga, quý khách còn cần làm thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động trung tâm Yoga. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ Yoga;
- Tờ khai đủ điều kiện kinh doanh mở phòng tập Yoga;
- Tài liệu đính kèm: Bản sao đăng ký kinh doanh; Hồ sơ nhân sự.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp cần gửi hồ sơ đã hoàn thiện tới Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Sở sẽ thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch sẽ tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thể thao theo quy định.
5. Kinh nghiệm mở trung tâm Yoga đông học viên
5.1. Nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng
Trước khi kinh doanh bất cứ sản phẩm, dịch vụ gì, quý khách luôn cần nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng. Quý khách cần nghiên cứu thị trường để xác định liệu đây có phải thị trường tiềm năng không, có cơ hội nào để tận dụng và thách thức nào cần lưu ý… Ngoài ra, sớm xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình sẽ giúp quý khách lên kế hoạch cho các hoạt động vận hành, truyền thông marketing hiệu quả hơn. Một số gợi ý gồm:
- Xác định rõ nhu cầu và xu hướng Yoga trong khu vực;
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu;
- Đưa ra kế hoạch marketing phù hợp để tiếp cận đối tượng mục tiêu.
Nghiên cứu thị trường luôn là bước đầu tiên quý khách cần làm để quá trình vận hành trung tâm Yoga được thuận lợi
5.2. Chuẩn bị nguồn vốn, chi phí kinh doanh Yoga
Quý khách cần có nguồn vốn ổn định, đáp ứng yêu cầu để có thể vận hành công việc kinh doanh một cách trơn tru. Một số chi phí quý khách cần lưu tâm gồm:
- Chi phí đầu tư ban đầu để mở phòng tập Yoga có thể dao động từ 100 triệu đến 500 triệu đồng tùy vào vị trí, diện tích và trang thiết bị đầu tư. Các khoản chi phí cần thiết bao gồm thiết kế và cải tạo phòng tập, đầu tư trang thiết bị, chi phí quảng cáo và tiếp thị cho trung tâm Yoga;
- Chi phí hàng tháng bao gồm chi phí bảo trì thiết bị, tiền điện nước, tiền lương nhân viên. Mức chi phí này có thể dao động từ 30 triệu đến 50 triệu đồng mỗi tháng, tùy vào quy mô phòng tập và các dịch vụ bổ sung.
5.3. Chọn địa điểm mở phòng tập Yoga ở những khu vực dễ tiếp cận với khách hàng
Không nhiều người muốn lựa chọn sử dụng dịch vụ tại một phòng tập mà mình khó có thể tiếp cận. Quý khách nên cân nhắc, lựa chọn những địa điểm, mặt bằng đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:
- Nên chọn địa điểm gần khu vực trung tâm thành phố hoặc khu dân cư đông đúc. Việc lựa chọn địa điểm này sẽ giúp thu hút khách hàng tiềm năng, đặc biệt là những người bận rộn muốn tìm một không gian tập luyện gần nhà.
- Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp quý khách chọn địa điểm phù hợp hơn. Ví dụ, nếu mục tiêu là phục vụ giới trẻ, các khu vực gần trường đại học hoặc khu dân cư trẻ sẽ là lựa chọn tốt.
- Đảm bảo rằng phòng tập có đủ không gian cho các hoạt động Yoga như đệm tập, di chuyển thoải mái. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các cơ sở phụ trợ như phòng thay đồ, phòng tắm, và khu vực chờ để tăng sự thoải mái cho khách hàng.
5.4. Thiết kế phòng tập Yoga ấn tượng, tạo cảm giác thoải mái
Thiết kế không gian phòng tập Yoga là yếu tố quan trọng giúp tạo ấn tượng với khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Không gian phải đẹp và thoải mái để khách hàng cảm thấy thư giãn và dễ dàng tập trung vào buổi tập. Quý khách cũng cần lưu ý một số điểm sau:
- Mỗi phòng tập Yoga có thể áp dụng thiết kế độc đáo để tạo ra thương hiệu riêng. Việc này không chỉ giúp không gian trở nên thu hút hơn mà còn giúp phòng tập dễ dàng cạnh tranh trong thị trường;
- Áp dụng một số yếu tố phong thủy phù hợp với mệnh của chủ phòng để tạo ra không gian hài hòa, mang lại may mắn và tài lộc cho cả chủ sở hữu và khách hàng;
- Đưa vào thiết kế những yếu tố tinh tế như ánh sáng tự nhiên, màu sắc nhẹ nhàng hoặc những chi tiết trang trí mang tính nghệ thuật để tạo cảm giác thư giãn và tinh thần thoải mái cho khách hàng.
Phòng tập Yoga cần tạo cảm giác thoải mái cho học viên
5.5. Tuyển dụng đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp
Đội ngũ nhân viên tốt luôn là nền tảng để một tổ chức, doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Quý khách nên chú ý những điều sau khi tuyển dụng nhân viên:
- Tuyển huấn luyện viên có chứng chỉ Yoga quốc tế, có kinh nghiệm giảng dạy.
- Cung cấp các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng và cập nhật xu hướng mới cho đội ngũ huấn luyện viên.
- Xây dựng một đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng thân thiện, chuyên nghiệp.
5.6. Đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ
Việc đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ không chỉ dừng ở việc tuân thủ pháp luật, mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp, quan tâm tới khách hàng của mình. Các trung tâm Yoga nên:
- Đầu tư vào trang thiết bị chất lượng như thảm Yoga, dụng cụ hỗ trợ tập luyện, hệ thống âm thanh, ánh sáng.
- Đảm bảo các phòng học luôn sạch sẽ và có không gian thoáng đãng, tạo cảm giác thoải mái cho học viên.
- Đảm bảo các tiện ích như phòng thay đồ, phòng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ.
5.7. Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả
Ngày nay, marketing là thứ mà các doanh nghiệp cần làm và quản lý hàng ngày để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng. Một số hoạt động marketing quý khách có thể tham khảo gồm:
- Tạo các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút học viên mới;
- Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram để quảng bá các lớp học và dịch vụ;
- Hợp tác với các blogger, influencer trong lĩnh vực sức khỏe để gia tăng độ tin cậy và sự lan tỏa của thương hiệu. Chiến lược marketing vô cùng quan trọng mà những khách hàng cần thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài nên ghi nhớ.
Chiến lược marketing hiệu quả sẽ thu hút nhiều khách hàng tới sử dụng dịch vụ của trung tâm
5.8. Chú trọng xây dựng trải nghiệm khách hàng
Nếu marketing là để thu hút khách hàng, xây dựng trải nghiệm khách hàng chu đáo sẽ nhằm giữ chân khách hàng, tạo uy tín cho trung tâm. Quý khách cần:
- Tạo môi trường học tập thân thiện, ấm cúng và chuyên nghiệp;
- Chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của học viên, không chỉ là việc luyện tập thể chất;
- Lắng nghe phản hồi từ khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
6. Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Mã ngành nghề phòng tập Yoga là gì?
Cơ sở kinh doanh dịch vụ Yoga phải đăng ký kinh doanh dịch vụ Yoga theo mã ngành 8551: Giáo dục thể thao và giải trí và ghi chi tiết là “Hướng dẫn môn Yoga và Dance. Dạy thể dục thẩm mỹ, thể dục nhịp điệu, Yoga, khiêu vũ (trừ vũ trường), múa, thể dục thể hình”.
Câu 2: Chi phí mở trung tâm Yoga khoảng bao nhiêu?
Chi phí dao động khoảng từ 60 triệu – 150 triệu phụ thuộc vào quy mô trung tâm, bao gồm thuê mặt bằng, mua sắm thiết bị, thuê giáo viên và chi phí quảng bá.
Kế toán Apolo đã tổng hợp các thông tin quan trọng để giúp khách hàng nắm rõ hơn về thủ tục mở trung tâm yoga. Nếu bạn đang tìm hiểu cách thành lập công ty du lịch thì với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, chúng tôi cam kết hỗ trợ nhanh chóng với mức chi phí hợp lý nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ ngay!
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DOANH NGHIỆP APOLO
- Địa chỉ: Lầu 1, số 456 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Email: phaplyapolo@gmail.com
- Điện thoại: 02835355905
- Hotline/Zalo: 0938249246