Khi thành lập công ty, bạn cần chuẩn bị trước 1 số thông tin cơ bản như ngành nghề kinh doanh, loại hình kinh doanh, tên công ty, trụ sở chính, vốn điều lệ, thông tin người đại diện pháp luật. Lưu ý, với từng loại hình công ty khác nhau thì sẽ có bộ hồ sơ khác nhau nên để chuẩn bị được đầy đủ và chính xác bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
1. 6 thông tin cần chuẩn bị khi thành lập công ty
1.1. Loại hình kinh doanh của công ty
Hiện có nhiều loại hình công ty với nhiều đặc điểm khác nhau và số lượng thành viên thành lập cũng khác nhau. Do đó, trước khi muốn thành lập công ty thì cần phải xác định được loại hình công ty mà mình muốn thành lập để chuẩn bị các điều kiện khác kèm theo:
- Công ty TNHH một thành viên: Là loại hình công ty do 1 tổ chức/1 cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ đã đăng ký góp vào công ty (Theo Khoản 1 điều 73 Luật Doanh nghiệp).
- Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên: Là loại hình công ty có từ 2 – 50 thành viên là tổ chức, cá nhân, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty sẽ dựa trên số vốn đã góp.
- Công ty cổ phần: Là loại hình công ty có từ 3 cổ đông trở lên và không bị giới hạn bởi số lượng cổ đông. Do đó có thể tận dụng cơ hội để phát hành cổ phiếu nhằm huy động vốn cho công ty, các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.
- Doanh nghiệp tư nhân: Là loại hình công ty do một cá nhân sở hữu và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh: Là loại hình công ty có ít nhất 02 thành viên hợp danh công ty, cùng nhau kinh doanh và có thể có thêm cả thành viên góp vốn.
Bạn cần chọn 1 trong 5 loại hình công ty kinh doanh trước khi thành lập công ty
1.2. Ngành nghề kinh doanh
Theo luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được tự do chọn lựa ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên cần xác định rõ mã ngành nghề kinh doanh và không được đăng ký những ngành nghề bị cấm như: mại dâm, buôn bán người, động vật quý hiếm, buôn bán chất cấm, vũ khí,…
Bạn cần xác định rõ ngành nghề mà công ty định kinh doanh trước khi thành lập công ty, nên tham khảo các ngành nghề có thể hoạt động trong tương lai trong trường hợp mở rộng công ty sang một lĩnh vực khác.
Xác định ngành nghề kinh doanh trước khi thành lập công ty
1.3. Tên công ty
Theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 18 – 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, bạn cần chú ý những điều sau khi đặt tên cho công ty:
- Viết dưới dạng cấu trúc: Loại hình công ty (như “Công ty TNHH”, “Công ty cổ phần”) + Tên riêng của công ty . Ví dụ: Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp Apolo
- Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty đã đăng ký trên phạm vi toàn quốc. Ví dụ: Nếu đã có Công ty Cổ phần Việt Á thì không thể đặt tên công ty TNHH của mình là Việt Á.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm thuần phong mỹ tục, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức của Việt Nam.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu gây nhầm lẫn về chức năng và ngành nghề kinh doanh hoặc lạm dụng tên cơ quan, tổ chức để làm tên công ty.
- Không được sử dụng tên của các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của các tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của công ty, trừ khi có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt của công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty khác đã đăng ký.
1.4. Địa điểm, trụ sở công ty
Địa điểm trụ sở của công ty phải tuân thủ theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
- Công ty phải có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam, với địa chỉ liên lạc rõ ràng gồm số nhà, ngõ, phố/thôn, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Ví dụ: Lầu 1, số 456 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Là địa chỉ có chức năng thương mại, không lấy nhà chung cư, phòng trọ hoặc các địa chỉ không có chức năng thương mại làm trụ sở.
- Công ty có quyền đặt biển hiệu tại trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diện.
- Khi thay đổi địa chỉ trụ sở, công ty phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.
1.5. Vốn điều lệ
Luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty. Công ty được tự quyết định số vốn đăng ký và không cần chứng minh nguồn vốn khi đăng ký thành lập.
Tuy nhiên, cần lưu ý 2 điều sau:
- Công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của số vốn điều lệ đã đăng ký.
- Riêng đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (như tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, an ninh,…), công ty bắt buộc phải đáp ứng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
1.6. Người đại diện pháp luật
Người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật thường giữ các chức danh như Giám đốc, Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐTV hoặc Chủ tịch HĐQT.
Người đại diện pháp luật sẽ đại diện công ty chịu trách nhiệm về các hoạt động trong công ty
2. Các loại hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập công ty
Từ những thông tin bên trên, sẽ có nhiều người thắc mắc với từng loại hình thì hồ sơ thành lập công ty cần những giấy tờ gì? Dưới đây sẽ là danh sách hồ sơ cần chuẩn bị cho từng loại hình kinh doanh tại Việt Nam:
2.1. Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
2. Điều lệ công ty
3. Bản sao các giấy tờ:
- Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của công ty
- Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu công ty; giấy tờ pháp lý của người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
4. Văn bản ủy quyền và bản sao giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền trong trường hợp công ty TNHH 1 thành viên ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
2.2. Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
2. Điều lệ công ty
3. Danh sách thành viên (công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông sáng lập (công ty cổ phần)
4. Bản sao các giấy tờ:
- Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của công ty
- Giấy tờ pháp lý của thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; giấy tờ pháp lý của người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông tổ chức đầu tư nước ngoài và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
5. Văn bản ủy quyền và bản sao giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền trong trường hợp công ty TNHH 2 thành viên/ công ty cổ phần ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
2.3. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân
3. Văn bản ủy quyền và bản sao giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
2.4. Hồ sơ thành lập Công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
2. Điều lệ công ty
3. Danh sách thành viên
4. Bản sao các giấy tờ:
- Giấy tờ pháp lý của thành viên công ty, của người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
5. Văn bản ủy quyền và bản sao giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền trong trường hợp công ty hợp danh ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Quy trình thành lập công ty đòi hỏi nhiều thời gian tìm hiểu về điều kiện, thủ tục và các quy định pháp lý liên quan. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, quý khách có thể lựa chọn Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Kế toán Apolo.
3. Một số vấn đề khác cần chuẩn bị trước khi thành lập công ty
1 – Lên ý tưởng, chiến lược kinh doanh bài bản: Việc sở hữu một ý tưởng kinh doanh xuất sắc, mang tính sáng tạo cao hoặc có những ưu thế độc đáo so với thị trường thì công việc kinh doanh đã đạt đến mức thành công khoảng 75%.
Để có thể lên được chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn có thể tham khảo các bước sau:
- Xác định thị trường mục tiêu: Ai là khách hàng của bạn? Họ có những nhu cầu gì?
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? Họ mạnh ở điểm nào và yếu ở điểm nào?
- Đề xuất giải pháp: Sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ giải quyết vấn đề gì cho khách hàng?
- Xây dựng giá trị cốt lõi: Điều gì làm cho sản phẩm/dịch vụ của bạn khác biệt và đáng tin cậy?
Khi thành lập công ty cần lên ý tưởng kinh doanh, xác định thị trường và đối thủ cạnh tranh
2 – Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết: Kế hoạch kinh doanh là bản đồ chỉ đường cho công ty, giúp bạn thuyết phục được các nhà đầu tư, các cổ đông hay nhân viên về hướng phát triển của công ty và là công cụ để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty.
Các phần chính trong kế hoạch kinh doanh mà bạn cần chuẩn bị:
- Tóm tắt: Giới thiệu ngắn gọn về công ty, sản phẩm/dịch vụ, thị trường mục tiêu.
- Mô tả công ty: Thông tin chi tiết về công ty, đội ngũ quản lý, cấu trúc tổ chức.
- Phân tích thị trường: Phân tích thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường.
- Sản phẩm/dịch vụ: Mô tả chi tiết về sản phẩm/dịch vụ, ưu điểm, tính năng.
- Chiến lược marketing: Cách thức tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm/dịch vụ.
- Kế hoạch tài chính: Dự báo doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
3 – Phân tích thị trường và xác định khách hàng mục tiêu: Bạn có thể bắt đầu bằng việc nghiên cứu các đối thủ trong ngành, giúp hiểu rõ thị trường và khách hàng giúp bạn xác định được cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Các yếu tố cần phân tích:
- Thị trường của bạn lớn hay nhỏ? Có đang tăng trưởng hay không?
- Thị trường của bạn có thể chia thành những phân khúc nào?
- Thị trường đang có những xu hướng phát triển nào?
- Ai là những người sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn? Họ có những đặc điểm gì?
4 – Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Việc này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhóm khách hàng tiềm năng, tránh được những sai lầm phổ biến và khai thác tối đa các cơ hội kinh doanh. Nhờ vậy, công ty có thể xây dựng chiến lược phát triển lâu dài và tạo lợi thế trong tương lai.
Các yếu tố cần nghiên cứu:
- Sản phẩm/dịch vụ: Đối thủ cạnh tranh đang cung cấp những sản phẩm/dịch vụ gì?
- Giá cả: Đối thủ cạnh tranh đang bán với giá bao nhiêu?
- Kênh phân phối: Đối thủ cạnh tranh đang phân phối sản phẩm/dịch vụ qua những kênh nào?
- Chiến lược marketing: Đối thủ cạnh tranh đang sử dụng những chiến lược marketing nào?
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để khai thác những cơ hội kinh doanh
5 – Lập kế hoạch tài chính rõ ràng: Bao gồm các phần:
- Dự báo doanh thu trong các giai đoạn khác nhau.
- Dự báo chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý.
- Hiển thị tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Hiển thị dòng tiền vào và ra của công ty.
6 – Lên kế hoạch vận hành & quản lý phù hợp: Bao gồm 1 số việc:
- Xây dựng một cấu trúc tổ chức phù hợp với quy mô và đặc thù của công ty.
- Lựa chọn địa điểm phù hợp với loại hình kinh doanh, tiếp cận khách hàng mục tiêu và ngân sách.
- Lên danh sách và chuẩn bị các thiết bị, máy móc, vật tư cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của từng vị trí.
- Xây dựng các quy trình làm việc hiệu quả.
- Quản lý quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Quản lý hàng tồn kho, đảm bảo hàng hóa luôn sẵn có.
4. Giải đáp câu hỏi thường gặp
Câu 1: Thủ tục thành lập công ty như thế nào? Thời gian kéo dài bao lâu?
Thủ tục thành lập công ty bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị thông tin
- Bước 2: Soạn thảo & Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ
- Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty
- Bước 4: Thực hiện khắc con dấu công ty
- Bước 5: Thực hiện công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp & Thủ tục thuế
Quy trình, thủ tục thành lập công ty nhanh chóng chỉ với khoảng 3 – 5 ngày làm việc
>>> Để biết chi tiết từng bước thực hiện, quý khách có thể đọc thêm bài viết về “Hướng dẫn cách thành lập công ty” do Apolo cung cấp.
Thời gian thành lập công ty thường khoảng 3 – 5 ngày làm việc (không kể ngày nộp, thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, Tết) để xin giấy phép thành lập và giấy phép đăng ký doanh nghiệp từ Sở Kế Hoạch và Đầu tư.
Câu 2: Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?
Luật doanh nghiệp không có quy định về mức vốn tối thiểu, vì vậy công ty có thể tự do đăng ký mức vốn tối thiểu là bao nhiêu tùy vào khả năng kinh doanh. Trừ một số ngành nghề kinh doanh cần mức vốn pháp định thì doanh nghiệp cần phải đăng ký mức vốn tối thiểu bằng vốn pháp định thì mới được xem xét cấp Giấy phép kinh doanh.
Câu 3: Sau khi thành lập công ty cần đóng những loại thuế nào?
Sau khi thành lập và hoạt động, Doanh nghiệp sẽ cần đóng các loại thuế cơ bản sau: Thuế môn bài, thuế Giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Tùy vào ngành nghề và hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ có những loại thuế khác (nếu có).
Có thể thấy việc thành lập công ty là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu biết về các thủ tục pháp lý. Từ xác định ngành nghề, nhân sự, tài chính đến lập chiến lược kinh doanh bài bản, chủ doanh nghiệp cần lưu ý từng khâu để đảm bảo khởi nghiệp thành công.
Nếu quý khách đang gặp khó khăn hoặc cần hỗ trợ chi tiết trong việc thành lập công ty, hãy liên hệ ngay với Apolo để được tư vấn từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DOANH NGHIỆP APOLO
- Địa chỉ: Lầu 1, số 456 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Email: phaplyapolo@gmail.com
- Điện thoại: 028 3535 5905
- Hotline: 0938 249 246