Xu hướng khởi nghiệp và thành lập công ty đang bùng nổ mạnh mẽ trong giai đoạn 2022 – 2025. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các thủ tục pháp lý cần thiết để đưa công ty vào hoạt động hợp pháp. Để giúp bạn hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh dễ dàng, bài viết này Apolo sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình và thủ tục thành lập công ty mới nhất, đảm bảo tuân thủ pháp luật và tiết kiệm thời gian.

Thủ tục thành lập công ty

1. Điều kiện thành lập công ty

1 – Người đại diện theo pháp luật:

  • Phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có CCCD/Căn cước hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
  • Không thuộc nhóm đối tượng bị cấm thành lập và quản lý công ty theo quy định của pháp luật, đảm bảo rằng người đại diện có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự  để thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến công ty.

2 – Địa chỉ công ty: Địa chỉ công ty phải được xác định rõ ràng, nằm ngoài phạm vi căn hộ chung cư chỉ dùng để ở, phòng trọ, nhà tập thể, không có chức năng thương mại hoặc nhà không có số.

3 – Tên công ty: Theo điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

  • Tên tiếng Việt của công ty bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Loại hình công ty – Tên riêng.
  • Loại hình công ty ghi “công ty TNHH” hoặc “công ty trách nhiệm hữu hạn” cho công ty trách nhiệm hữu hạn; “công ty CP” hoặc “công ty cổ phần” cho công ty cổ phần; “công ty HD” hoặc “công ty hợp danh” cho công ty hợp danh; “DNTN,” hoặc “doanh nghiệp tư nhân” cho doanh nghiệp tư nhân.
  • Tên riêng sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Không được sử dụng tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên công ty đã đăng ký trước đó.
  • Tên công ty phải được đặt tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và in trên các giấy tờ giao dịch, tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.

4 – Vốn điều lệ:

  • Vốn điều lệ nên dựa vào khả năng tài chính của công ty. Trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ yêu cầu có mức vốn pháp định tối thiểu theo yêu cầu của pháp luật chuyên ngành.
  • Lệ phí môn bài của công ty là 2 triệu đồng/năm (đối với công ty có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống) và 3 triệu đồng/năm (đối với công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ). Lệ phí môn bài năm đầu tiên được miễn phí, Thời hạn nộp  lệ phí môn bài cho năm tiếp theo là từ ngày 01/01 đến 30/01 năm đó.
  • Nếu trễ hạn nộp lệ phí môn bài sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 59 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, với mức phạt chậm nộp tiền thuế môn bài được tính theo công thức: Số tiền phạt = Số thuế chậm nộp × 0.03% × số ngày chậm nộp.

5 – Ngành nghề kinh doanh:

6 – Loại hình công ty: Người đại diện pháp luật cần cân nhắc lựa chọn loại hình công ty phù hợp:

  • Công ty cổ phần: Vốn chia thành cổ phần, cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức; tối thiểu 3 cổ đông, không giới hạn số lượng tối đa.
  • Công ty TNHH 1 thành viên: Do một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Quy mô từ 2 đến 50 thành viên, thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
  • Công ty hợp danh: Quy mô tối thiểu 2 thành viên hợp danh, có thể có thêm thành viên góp vốn.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Do cá nhân làm chủ; chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản, không có tư cách pháp nhân.

    Các điều kiện cần chuẩn bị khi thành lập công ty

    Các điều kiện cần chuẩn bị khi thành lập công ty

    2. Hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập công ty

    1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
    2. Điều lệ Công ty
    3. CCCD/Hộ chiếu (bản sao có chứng thực) của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu (đối với loại hình công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân), các thành viên góp vốn, cổ đông (đối với loại hình công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần)   
    4. Danh sách thành viên/cổ đông (Áp dụng trong trường hợp thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên/Cổ phần)
    5. Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật công ty
    6. Một số giấy tờ khác tùy vào loại hình công ty mà Cơ quan thẩm quyền yêu cầu

    Một số hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập công ty

    Một số hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập công ty

    3. Quy trình đăng ký, thành lập công ty cập nhật 2024 

    Việc đăng ký và thành lập công ty đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng qua nhiều bước nhỏ, nhiều thủ tục pháp lý quan trọng. Nếu bạn không quen thuộc với các quy định pháp lý, phương án tốt nhất là tìm đến dịch vụ tư vấn uy tín để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả. 

    Trong đó Kế toán Apolo là đơn vị nổi bật với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ thành lập công ty, đã phục vụ hơn 600.000 lượt khách hàng, cam kết giúp bạn hoàn thành quy trình thành lập công ty thuận lợi và tiết kiệm thời gian nhất. 

    Tuy nhiên, nếu bạn tự tin có thể tự thực hiện quy trình này, dưới đây là 5 bước cơ bản để đăng ký và thành lập công ty:

    Quy trình thành lập công ty giai đoạn 2024 - 2025

    Quy trình thành lập công ty giai đoạn 2024 – 2025

    3.1. Bước 1: Chuẩn bị thông tin 

    Dưới đây là các thông tin cơ bản bạn cần lưu ý để đảm bảo quy trình, thủ tục diễn ra suôn sẻ:

    1. Loại hình kinh doanh
    2. Ngành nghề kinh doanh
    3. Tên công ty
    4. Địa chỉ trụ sở
    5. Người đại diện pháp luật
    6. Thành viên
    7. Vốn điều lệ

    3.2. Bước 2: Soạn thảo & Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ

    1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
    2. Điều lệ công ty
    3. Danh sách thành viên, cổ đông góp vốn (Đối với công ty cổ phần và công ty TNHH)
    4. Bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên, cổ đông góp vốn
    5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty có yếu tố vốn góp nước ngoài
    6. Giấy tờ bổ sung trong trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức
    7. Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty
    8. Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

    3.3. Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty

    Theo Điều 14 – Chương II – Nghị Định số 01/2021/NĐ-CP, công ty nộp hồ sơ tại  Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Khi nộp hồ sơ, bạn cần chuẩn bị lệ phí bao gồm:

    • Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp: 50.000 VNĐ.
    • Phí công bố nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp: 100.000 VNĐ/lần 

    3.4. Bước 4: Thực hiện khắc con dấu công ty & Treo bảng hiệu

    1 – Thực hiện khắc con dấu

    Con dấu pháp nhân là dấu hiệu chính thức, đại diện cho pháp nhân của công ty, giúp xác nhận tính hợp pháp trong các giao dịch, tài liệu và hợp đồng. Các bước thực hiện khắc con dấu pháp nhân bao gồm:

    1. Xây dựng mẫu dấu: Bạn có thể tự thiết kế hoặc thuê dịch vụ từ các đơn vị chuyên nghiệp hoặc cơ sở khắc dấu.
    2. Thực hiện quá trình khắc dấu: Mang theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản thiết kế mẫu dấu (nếu có) đến cơ sở khắc dấu để tiến hành khắc dấu cho công ty.
    3. Nhận bản sao dấu pháp nhân: Khi đến nhận dấu, người đại diện công ty cần có bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu không thể trực tiếp nhận, người đại diện có thể ủy quyền cho người khác với giấy ủy quyền có công chứng.

    2 – Treo bảng hiệu

    • Chứa đầy đủ các thông tin cần thiết như tên công ty, mã số thuế và địa chỉ. 
    • Đối với biển ngang, chiều cao tối đa là 2m và chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền. 
    • Đối với biển dọc, chiều cao không quá 4m và chiều ngang tối đa là 1m. 
    • Vị trí treo bảng hiệu cần phải dễ nhìn từ bên ngoài để thu hút sự chú ý của khách hàng.

    3.5. Bước 5: Thực hiện công bố thông tin đăng ký công ty & Thủ tục thuế

    1 – Đăng ký chữ ký số: Sử dụng để ký tài liệu điện tử của công ty, hóa đơn điện tử, tờ khai thuế điện tử và hợp đồng điện tử và các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã.

    2 – Đăng ký tài khoản ngân hàng: Để nộp thuế, nhận thanh toán và giao dịch khác. Tùy vào ngân hàng mà công ty đăng ký, Hồ sơ có thể bao gồm những giấy tờ cơ bản sau:

    • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    • Bản sao giấy tờ cá nhân của người đại diện.
    • Quyết định bổ nhiệm kế toán (nếu có).

    3 – Đăng ký tài khoản thuế điện tử và nộp tờ khai thuế môn bài :  

    4 – Nộp các tờ khai đăng ký hình thức kế toán  

    5 – Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử

    6 – Chuẩn bị các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Ví dụ, Đối với ngành sản xuất thực phẩm, cần xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hay trong lĩnh vực giáo dục, công ty phải có quyết định cho phép thành lập trường để thực hiện các hoạt động giảng dạy hợp pháp.

    4. Kết quả sau khi đã hoàn tất các thủ tục thành lập công ty về mặt pháp lý

    Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý để thành lập doanh nghiệp, công ty sẽ được nhận:

    1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
    2. Con dấu công ty và thông báo mẫu con dấu từ đơn vị khắc dấu
    3. Giấy xác nhận mã số thuế (MST)
    4. File mềm của điều lệ công ty
    5. Các tài liệu khác như bố cáo thành lập,  
    6. Bảng đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
    7. Xác nhận đã nộp hồ sơ khai thuế điện tử
    8. Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
    9. Chữ ký số (USB Token) 

    Mẫu giấy chứng nhận đăng ký công ty sau khi thành lập công ty

    Mẫu giấy chứng nhận đăng ký công ty sau khi thành lập công ty

    5. 4 điều cần lưu ý khi thành lập công ty trong giai đoạn 2024 – 2025

    1 – Xác định ngành nghề kinh doanh: Có 1 số ngành yêu cầu đáp ứng các điều kiện đặc thù, chẳng hạn như cần có giấy phép hành nghề, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc đảm bảo vốn pháp định… Công ty cần tìm hiểu kỹ các yêu cầu pháp lý đối với ngành nghề mình chọn để tránh vi phạm quy định. 

    >>> Bạn có thể tra cứu ngành nghề kinh doanh tại đây.

    2 – Thực hiện thủ tục thuế ban đầu: Công ty đăng ký tài khoản thuế điện tử  và nộp nộp tờ khai môn bài và thực hiện các thủ tục khác bao gồm:

    •  Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)
    • Đăng ký hình thức kế toán
    • Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử

    Để hiểu rõ hơn về những thủ tục khác sau khi thành lập công ty, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây: 10 thủ tục cần làm NGAY sau khi thành lập doanh nghiệp

    3 – Kiểm tra thông tin đã đăng ký trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn để đảm bảo khớp với các chi tiết trên giấy phép, tránh xảy ra sai sót.  

    4 – Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh điện tử thông qua Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn. Việc này giúp tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa quá trình đăng ký so với phương pháp truyền thống. 

    6. Gợi ý công ty tư vấn dịch vụ thành lập công ty trọn gói

    Nếu bạn thấy quy trình đăng ký thành lập công ty phức tạp hoặc chưa quen với các thủ tục pháp lý, việc tìm đến một dịch vụ tư vấn trọn gói là một giải pháp hiệu quả. Kế toán Apolo là  đơn vị giúp bạn hoàn tất các thủ tục thành lập công ty từ A đến Z một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. 

    Thành lập từ năm 2019, Apolo đã khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực tư vấn thành lập công ty với nhiều ưu điểm nổi bật:

    • Cung cấp đa dạng các loại giấy phép cho nhiều loại hình công ty như Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty vốn nước ngoài, Chi nhánh công ty và Hộ kinh doanh cá thể. Ngoài ra, Apolo còn cung cấp các dịch vụ bổ sung như báo cáo tài chính, bảo hiểm xã hội và nhiều dịch vụ quản lý công ty khác. 
    • Luôn chú trọng đến độ chính xác, trách nhiệm trong từng công việc, tạo nên giá trị tối đa  cho khách hàng.
    • Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi là những người giàu kinh nghiệm, sẵn sàng lắng nghe và tư vấn phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. 
    • Mức phí dịch vụ hợp lý nhất trong ngành, giúp công ty tiết kiệm chi phí khởi nghiệp mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ.
    • Hỗ trợ cung cấp dịch vụ giao nhận hồ sơ tận nơi tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng. Khách hàng không cần phải lo lắng về việc di chuyển hay mất thời gian chờ đợi.

     

    Kế toán Apolo là đơn vị được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn khi thành lập công ty

    Kế toán Apolo là đơn vị được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn khi thành lập công ty

    7. Giải đáp 1 số câu hỏi thường gặp

    7.1. Thời gian hoàn thiện thủ tục thành lập công ty là bao lâu?

    Thời gian để hoàn thành các thủ tục thành lập công ty thường từ 3 – 5 ngày, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm dịch vụ của từng công ty tư vấn, loại hình kinh doanh. 

    Trong đó, khi lựa chọn Kế toán Apolo cho dịch vụ trọn gói, khách hàng sẽ nhận được Giấy phép kinh doanh sau 03 ngày làm việc

    Đặc biệt, Kế toán Apolo có cung cấp với dịch vụ làm nhanh, khách hàng sẽ nhận Giấy phép kinh doanh chỉ trong 01 ngày làm việc, không tính các ngày nghỉ như thứ Bảy, Chủ Nhật hay các ngày lễ Tết. 

    7.2. Chi phí thành lập công ty như thế nào?

    Chi phí thành lập công ty dao động ở mức khoảng dao động khoảng 1.000.000 VNĐ, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm loại hình kinh doanh mà bạn chọn, các loại chi phí liên quan, dịch vụ mà các công ty tư vấn cung cấp, yêu cầu cụ thể của từng khách hàng. 

    Tại Kế toán Apolo, chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói với mức chi phí hợp lý, dao động từ 630.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ. Mức chi phí này sẽ được áp dụng riêng cho từng khách hàng, trong đó bao gồm: 

    • Lệ phí nhà nước: 630.000 VNĐ
    • Phí dịch vụ của Apolo: Từ 0 – 370.000 VNĐ, tùy thuộc vào mức độ hỗ trợ và các dịch vụ bổ sung mà khách hàng lựa chọn.

    Để nắm rõ hơn về chi phí thành lập công ty, bạn có thể tham khảo bài viết: Tổng hợp chi phí thành lập công ty & Báo giá trọn gói tại Apolo

    Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, không có yêu cầu về mức vốn tối thiểu cho việc thành lập công ty. Công ty có thể tự do xác định mức vốn đầu tư ban đầu tùy thuộc vào khả năng và chiến lược kinh doanh của mình. 

    7.4. Các loại thuế và lệ phí cơ bản phải kê khai và đóng sau khi thành lập công ty?

    Các loại thuế cơ bản cần kê khai và đóng sau khi thành lập công ty bao gồm:

    • Lệ phí môn bài: Nộp theo mức cố định dựa trên vốn điều lệ đăng ký. Những công ty thành lập trong năm 2024 được miễn lệ phí môn bài, phải nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm 2025. Lệ phí môn bài năm tiếp theo phải đóng từ ngày 01/01 đến ngày 30/01 năm đó.
    • Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Chỉ áp dụng khi có chênh lệch tăng giữa thuế đầu vào và đầu ra.  
    • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thông thường là 20% trên lợi nhuận. Công ty chỉ nộp khi có lãi từ hoạt động kinh doanh.

    7.5. Có được đặt tên công ty trùng với một công ty khác không?

    Không được phép đặt tên công ty trùng lặp hoặc tương tự, gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã được đăng ký trên toàn quốc. 

    Tuy nhiên, quy định này không áp dụng cho những công ty đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoặc đã giải thể.

    Việc thành lập công ty không chỉ là bước đầu trong quá trình khởi nghiệp mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh. Bài viết trên đây Apolo đã chia sẻ quy trình thành lập công ty từ A – Z, những hồ sơ, thủ tục cần thiết, giúp bạn thực hiện các thủ tục một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

    Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về quy trình, thủ tục thành lập công ty, hãy liên hệ với Kế toán Apolo ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tận tâm và chu đáo từ đội ngũ chuyên viên nhé!

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DOANH NGHIỆP APOLO

    • Địa chỉ: Lầu 1, số 456 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
    • Email: phaplyapolo@gmail.com
    • Điện thoại: 028 3535 5905
    • Hotline: 0938 249 246