Một điều quan trọng đầu tiên khi muốn thành lập công ty đó chính là vốn, và đây cũng là một nội dung bắt buộc phải kê khai khi đăng ký doanh nghiệp nên có nhiều cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty để kinh doanh nhưng vẫn còn băn khoăn các vấn đề như: Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn? Nó có ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào sau này trong quá trình công ty hoạt động không? Thành lập công ty có cần theo mức vốn tối thiểu hoặc tối đa không? Có cần chứng minh số vốn mình có không? Trong bài viết này sẽ giúp các cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp giải đáp phần nào những băn khoăn của mình về vấn đề này.
>>> Tham khảo ngay chủ đề dịch vụ thành lập công ty: http://ketoanapolo.vn/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tron-goi-tai-tphcm/
I. Vốn điều lệ là gì?
- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Cơ sở pháp lý: khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014.
Như vậy nói gọn lại Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
- Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
II. Mức vốn điều lệ khi thành lập công ty:
Theo luật Doanh nghiệp 2014 thì pháp luật không quy mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa cụ thể cho doanh nghiệp trừ doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề bắt buộc phải có vốn pháp định tối thiểu. TUy nhiên, người đăng ký thành lập doanh nghiệp cần lựa chọn mức vốn phù hợp với công ty mình dựa trên các tiêu chí sau:
- Khả năng tài chính của bản thân.
- Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty.
- Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập).
- Dự án ký kết với đối tác…
Bản chất của vốn điều lệ là bạn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đăng ký. Nên việc chọn mức thuế phù hợp với công ty mình là vô cùng quan trọng vì những lý do sau.
Ưu nhược điểm khi đăng ký vốn điều lệ quá ít
- Ưu điểm:
Công ty bạn sẽ chịu trách nhiệm ít hơn, giảm thiểu được rủi ro.
- Nhược điểm:
- Khi vốn của bạn quá ít thì bán sẽ không tạo được niềm tin lớn cho đối tác, đặc biệt là các đối tác mới. Bạn sẽ khó có được những hợp đồng có giá trị lớn so với số vốn của mình vì về mặt pháp lý công ty bạn chỉ chịu trách nghiệm trong phạm vi số vốn mình đăng ký.
- Khi vốn của bạn quá thấp, khi bạn muốn hỗ trợ tài chính từ ngân hàng các tổ chức tín dụng thì hồ sơ vay vốn của bạn sẽ khó khăn hơn để được duyện vì không tạo được sự tịn tưởng với ngân hàng tổ chức tín dụng.
Ưu nhược điểm khi đăng ký vốn điều lệ quá nhiều:
- Ưu điểm:
Như ta thấy một công ty có số vốn nhiều tiềm lực tài chính mạnh ắc hản sẽ tạo được sự tin tưởng không chỉ của đối tác mà còn cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
- Nhược điểm:
Mặc dù tốt vì có được niềm tin nhưng kéo theo đó là phần trách nhiệm pháp lý của bạn sẽ lớn hơn và nặng nề hơn vì trong kinh doanh không phải lúc nào bạn cũng thuận buio xuôi gió cả.
Chú ý : Nếu chủ doanh nghiệp mới thành lập công ty, nguồn khách hàng chưa được thiết lập nhiều, chưa có kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý kinh doanh thì nên để số vốn vừa phải, đủ khả năng của mình. Khi việc kinh doanh đi vào hoạt động ổn định, có dấu hiệu phát triển mạnh hơn thì mình đăng kí tăng vốn điều lệ lên cao hơn. Doanh nghiệp có bất cứ thay đổi nào về vốn điều lệ trong quá trình hoạt động như tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ, công ty phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
Tìm hiểu ngay chi tiết thủ tục thành lập công ty: http://ketoanapolo.vn/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tron-goi-tai-tphcm/
III. Thành lập công ty có cần chứng minh vốn điều lệ không?
Hầu hết các ngành nghề trong hệ thống ngành Việt Nam khi đăng ký thành lập công ty bạn không cần phải chứng minh vốn, trừ một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định và ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ.
Số vốn điều lệ bạn đăng ký được ghi vào điều lệ công ty chỉ để tham khảo, không cần chứng minh vốn. Nhưng công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ công ty mình đăng ký.
- Vốn pháp định khi thành lập công ty
Đây là số vốn tối thiểu ban đầu khi doanh nghiệp được pháp luật công nhận, việc quy định Vốn pháp định nhằm đảm bảo khả năng thực tiễn và mục đích kinh doanh chân chính của doanh nghiệp cũng như bảo hộ quyền lợi của những tổ chức và cá nhân có mối quan hệ với doanh nghiệp, Vốn pháp định khác nhau đối với các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau về tổ chức và quy mô kinh doanh, việc quy định Vốn pháp định phải thể hiện bằng số tiền tuyệt đối.
Vốn pháp định ở Việt Nam chỉ quy định cho một số ngành nghề có liên quan đến tài chính như Chứng khoán, Bảo hiểm, Kinh doanh vàng và Kinh doanh tiền tệ và kinh doanh bất động sản,..
- Vốn ký quỹ để làm thủ tục thành lập công ty.
Đây là số vốn trong vốn bắt buộc tuy nhiên doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty.
Khi đăng ký thành lập công ty kinh doanh các ngành nghề yêu cầu có ký quỹ thì cong ty pahir chứng minh đã ký quỹ đủ số tiền mà pháp luật yêu cầu.
Vậy nên khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp kiểm tra xem ngành nghề dự kiến đăng ký kinh doanh có thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu vốn pháp định hoặc phải ký quỹ không? Nếu không thì khi thành lập công ty bạn không cần phải chứng minh số vốn điều lệ bạn đăng ký.
Phòng pháp lý Apolo – Trụ sở HCM