Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, với chủ sở hữu chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ. Khác với công ty TNHH hai thành viên trở lên, loại hình này cho phép chủ sở hữu toàn quyền quyết định và kiểm soát hoạt động công ty. Hãy cùng Apolo tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên, giúp bạn dễ dàng nắm bắt quy trình và thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả.
1. Giới thiệu công ty TNHH 1 thành viên
1.1. Khái niệm công ty TNHH 1 thành viên
Theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 1 thành viên, là một loại hình doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu sẽ chỉ chịu trách nhiệm pháp lý đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi vốn điều lệ đã cam kết.
1.2. Đặc trưng công ty TNHH 1 thành viên
1 – Đặc điểm
- Tư cách pháp nhân: Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có quyền và nghĩa vụ riêng biệt, chịu trách nhiệm tài chính trong phạm vi vốn điều lệ đã cam kết.
- Cơ cấu tổ chức: Chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức, bao gồm cả tổ chức trong và ngoài nước. Mặc dù vậy, thành viên của công ty này luôn là chủ sở hữu duy nhất, trừ khi chủ sở hữu là một tổ chức.
- Vốn điều lệ: Theo Khoản 1,2,3 Điều 75 Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu cam kết góp, được ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu công ty phải hoàn thành việc góp vốn đầy đủ và đúng loại tài sản đã cam kết trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời gian này, chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ với phần vốn đã cam kết.
- Trách nhiệm tài sản: Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chịu trách nhiệm toàn bộ về nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các thiệt hại phát sinh từ việc không thực hiện đầy đủ cam kết về vốn điều lệ. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu sẽ phải gánh chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân trong trường hợp công ty không đủ vốn hoặc không đóng góp vốn đúng hạn.
- Khả năng huy động vốn: Có thể mở rộng quy mô bằng việc tăng vốn điều lệ bằng 2 cách: Tăng vốn đầu tư từ chính chủ sở hữu hoặc Huy động thêm vốn từ bên ngoài, thông qua việc chào mời những cá nhân hoặc tổ chức khác tham gia góp vốn.
- Quyền góp vốn và mua cổ phần: Theo Điều 76 của Luật Doanh Nghiệp 2020, chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên được phép tham gia góp vốn hoặc mua cổ phần tại các doanh nghiệp khác, bao gồm công ty hợp danh, công ty TNHH hay công ty cổ phần.
2 – Ưu – nhược điểm công ty TNHH 1 thành viên
Ưu điểm
- Quyền kiểm soát thuộc về một cá nhân hoặc tổ chức: Toàn bộ quyền quản lý và quyết định các vấn đề kinh doanh của công ty đều tập trung ở chủ sở hữu, không cần thông qua ý kiến từ bất kỳ đối tác nào. Điều này giúp việc điều hành trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Tư cách pháp nhân vững chắc: Công ty TNHH 1 thành viên được công nhận là một thực thể pháp lý độc lập, không chịu ảnh hưởng lớn từ sự thay đổi của các cá nhân, đảm bảo tính ổn định trong hoạt động.
- Trách nhiệm tài chính giới hạn: Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký giúp giảm thiểu rủi ro tài sản cá nhân khi kinh doanh.
- Cơ cấu tổ chức hợp lý: Với mô hình rõ ràng gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc Hội đồng thành viên (nếu có), việc quản trị trở nên bài bản và hiệu quả hơn.
- Linh hoạt trong chuyển nhượng vốn: Chủ sở hữu có thể bán lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp, mở ra cơ hội thay đổi chiến lược kinh doanh hoặc huy động thêm nguồn lực.
- Khả năng tăng vốn dễ dàng: Công ty có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc bổ sung từ chủ sở hữu hoặc huy động vốn từ cá nhân, tổ chức bên ngoài. Ngoài ra, việc phát hành trái phiếu cũng là một cách để công ty mở rộng quy mô kinh doanh.
Nhược điểm
- Quy định pháp lý chặt chẽ hơn: So với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên phải tuân thủ nhiều quy định pháp luật hơn, gây ra không ít khó khăn trong việc quản lý và vận hành.
- Hạn chế huy động vốn qua cổ phiếu: Do không được phép phát hành cổ phiếu, công ty gặp trở ngại trong việc huy động vốn.
- Thủ tục chuyển đổi phức tạp khi cần huy động thêm vốn: Nếu muốn thu hút nguồn vốn từ các cá nhân hoặc tổ chức khác, công ty buộc phải thay đổi mô hình hoạt động, chẳng hạn như chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần, điều này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
- Không được giảm vốn điều lệ.
2. Điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên
1 – Tên công ty
Khi đặt tên cho công ty TNHH một thành viên, không bắt buộc phải có cụm từ “MTV” hay “một thành viên” trong tên. Tuy nhiên, tên công ty cần tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, đảm bảo cấu trúc đầy đủ gồm: “Công ty TNHH” + Tên riêng. Ngoài ra, tên có thể được viết bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài hoặc viết tắt tùy theo nhu cầu.
Bên cạnh đó, tên doanh nghiệp cần khác biệt, không được trùng lặp hoặc gây hiểu lầm với tên các doanh nghiệp khác đã được cấp phép hoạt động.
2 – Địa chỉ trụ sở chính của công ty
Địa chỉ trụ sở công ty phải được cung cấp đầy đủ và chính xác, gồm số nhà, tên đường hoặc ngõ, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã, và tỉnh/thành phố. Trường hợp đặt trụ sở tại các tòa nhà văn phòng, cần bổ sung giấy tờ xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền chứng minh địa điểm phù hợp để kinh doanh.
Lưu ý: Theo Điều 6 của Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định 99/2015/NĐ-CP, các căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể chỉ được sử dụng cho mục đích ở. Do đó, không được phép sử dụng các loại nhà này để làm địa chỉ đăng ký kinh doanh, dù công ty lớn hay nhỏ.
3 – Ngành nghề kinh doanh
Công ty TNHH một thành viên có quyền đăng ký hoạt động trong mọi lĩnh vực pháp luật không cấm, và số lượng ngành nghề kinh doanh không bị giới hạn. Tuy nhiên, với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, công ty phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Danh mục ngành nghề cần tuân thủ theo Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam (VSIC 2018 – VSIC 2007), được ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
4 – Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu cam kết góp và được ghi nhận trong điều lệ doanh nghiệp tại thời điểm thành lập. Theo quy định, chủ sở hữu cần hoàn thành việc góp vốn đúng và đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
5 – Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ thay mặt công ty trong các giao dịch và quan hệ pháp lý. Người này có vai trò thay mặt doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước, thực hiện các thủ tục pháp lý, cũng như tham gia tố tụng tại tòa án hoặc trọng tài khi cần thiết.
Trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp đảm nhận vai trò này, thông tin của người đại diện phải được cung cấp đầy đủ trong hồ sơ thành lập công ty. Chức danh cụ thể của người đại diện thường là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và phải được ghi rõ trong các văn bản pháp lý.
3. Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên, quý khách hàng sẽ có 2 lựa chọn: Tự thực hiện các thủ tục hoặc đăng ký sử dụng dịch vụ trọn gói tại các Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty.
Nếu tự thực hiện các thủ tục thành lập công ty, quý khách sẽ cần thực hiện các bước sau, nếu không làm đúng hạn sẽ bị phạt và công ty không đủ chức năng hoạt động, cũng như không xuất được hóa đơn VAT:
Bước 1: Thành lập pháp nhân công ty
Bao gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Con dấu tròn công ty và xác nhận mẫu dấu
- Đăng bố cáo quốc gia
- Giấy xác nhận mã số thuế
- Điều lệ công ty
>>> Để tải chi tiết hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên, bạn truy cập tại đây.
Bước 2: Hoàn thành nghĩa vụ thuế để công ty đầy đủ chức năng đi vào hoạt động 100% và không bị thuế phạt
Bao gồm:
- Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu và tờ khai thuế môn bài.
- Treo bảng hiệu công ty để thuế đi kiểm tra và duyệt cho xuất hóa đơn VAT.
- Mua thiết bị chữ ký số để khai thuế, đóng thuế, xuất hóa đơn, kê khai BHXH, Hải quan,…..
- Mua gói hóa đơn điện tử về phát hành, nếu có nhu cầu xuất hóa đơn VAT.
- Mở tài khoản ngân hàng đứng tên công ty và đăng ký tài khoản lên thuế.
Bước 3: Xác định người hỗ trợ kế toán thuế cho công ty
Công ty có hoạt động hay chưa thì vẫn phải có kế toán để hỗ trợ khai báo thuế định kỳ:
- Công ty tự làm kế toán thuế.
- Công ty thuê nhân viên kế toán nội bộ về làm việc, trả lương thưởng bảo hiểm xã hội, phúc lợi mỗi tháng.
- Công ty thuê Kế toán dịch vụ, trả phí mỗi tháng chỉ bằng 1/10 so với việc thuê kế toán nội bộ.
Nếu bạn chưa rành về các thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên, hãy liên hệ ngay với Kế toán Apolo để được hỗ trợ tận tình. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết hỗ trợ từ A đến Z, đảm bảo công ty bạn được thành lập nhanh chóng và đúng quy định pháp luật. QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI APOLO
QUÝ KHÁCH CẦN CUNG CẤP GÌ CHO APOLO? Quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị những tài liệu cơ bản như sau, Apolo sẽ giúp quý khách hoàn thành đầy đủ bộ hồ sơ hợp lệ cho quá trình mở công ty theo quy định của pháp luật nhanh chóng, chính xác nhất!
THÀNH LẬP CÔNG TY CẦN BAO NHIÊU THỜI GIAN? Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ của khách hàng, Apolo sẽ tiến hành soạn hồ sơ và nộp trong vòng 01 ngày và chờ chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền trong vòng 03 ngày làm việc (Không kể ngày nộp, ngày thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ, Tết). Apolo hy vọng nhận được sự tin tưởng và lựa chọn sử dụng dịch vụ của quý khách, Apolo cam kết sẽ đồng hành và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho quý khách trong suốt quá trình làm việc! |
4. Bảng giá dịch vụ thành lập công ty trọn gói của Kế toán Apolo
Tổng chi phí dịch vụ thành lập công ty trọn gói từ cơ bản đến nâng cao tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là bảng giá dịch vụ thành lập công ty trọn gói của Kế toán Apolo, giúp bạn dễ dàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.
STT | NỘI DUNG | GÓI 1 | GÓI 2 | GÓI 3 |
BÁO GIÁ | PHÍ TRỌN GÓI, CAM KẾT CHỈ BÁO PHÍ DUY NHẤT 1 LẦN, KHÔNG NHẬP NHẰNG CHI PHÍ | 1.000.000đ
(có giảm thêm) |
2.950.000đ
(giá gốc: 3.650.000đ) |
3.280.000đ
(giá gốc: 4.850.000đ) |
1 | Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh và mã số thuế | 130.000đ | 130.000đ | 130.000đ |
2 | Lệ phí khắc con dấu công ty loại tốt và thông báo dấu | 500.000đ | 500.000đ | 500.000đ |
3 | Lệ phí đăng bố cáo quốc gia và Điều lệ công ty | Miễn phí | Miễn phí | Miễn phí |
4 | Phí dịch vụ Apolo (đúng cam kết) | 370.000đ | 270.000đ | Miễn phí |
5 | Mở tài khoản ngân hàng số đẹp | Miễn phí | Miễn phí | Miễn phí |
6 | Khai thuế ban đầu gồm tất cả các loại tờ khai thuế và tờ khai thuế môn bài | Không có | 500.000đ | Miễn phí |
7 | Lệ phí môn bài 2.000.000đ – 3.000.000đ, tùy vốn điều lệ đăng ký | Miễn phí năm đầu tiên | Miễn phí năm đầu tiên | Miễn phí năm đầu tiên |
8 | Tư vấn trực tiếp về hoạt động pháp chế doanh nghiệp từ Luật sư và Kế toán-thuế từ Kế toán trưởng tại văn phòng của Apolo | Miễn phí | Miễn phí | Miễn phí |
9 | Tư vấn bảo hộ thương hiệu, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Mã vạch, Công bố sản phẩm, …. (Nếu khách có nhu cầu riêng) | Miễn phí | Miễn phí | Miễn phí |
10 | Bảng hiệu nhũ vàng, chữ đen kết hợp đỏ, loại tốt | Không có | 250.000đ | 250.000đ |
11 | Chữ ký số 1 năm (có loại 2-3 năm, báo giá riêng) | Không có | 1.300.000đ | 1.200.000đ |
12 | Hóa đơn điện tử 100-200 số (nếu không muốn lấy có thể đổi sang tặng thêm 6 tháng chữ ký số) | Không có | 600.000đ
(Tặng miễn phí khi mua chữ ký số) |
500.000đ
(Tặng miễn phí khi mua chữ ký số) |
13 | Phát hành hóa đơn điện tử | Không có | Miễn phí | Miễn phí |
14 | Hồ sơ lưu trữ nội bộ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp | Không có | Miễn phí | Miễn phí |
15 | Ký hợp đồng thuê Kế toán dịch vụ 1 năm (12 tháng). Nếu ký 6 tháng chỉ được hưởng 50% ưu đãi | Không có | Không có | Ngay khi ký hợp đồng, ứng 1.200.000đ/quý (3 tháng đầu tiên), tương đương chỉ 400.000đ/ tháng, với điều kiện không phát sinh hóa đơn đầu ra, đầu vào. |
Lưu ý: Apolo cam kết chỉ báo phí 1 lần duy nhất khi quý khách chốt gói dịch vụ, không nhập nhằng chi phí, không báo phí nhiều lần.
5. Những lưu ý khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Khi quyết định thành lập công ty TNHH 1 thành viên, ngoài các thủ tục hành chính cần thiết, bạn còn phải lưu ý đến một số yếu tố quan trọng để đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững trong tương lai.
- Lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý: Không nên đăng ký vốn quá cao nếu không thể đảm bảo khả năng duy trì và chi trả khi cần thiết vì mức vốn điều lệ ảnh hưởng trực tiếp đến trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp.
- Cân nhắc thiết lập quy trình kiểm soát nội bộ và tài chính rõ ràng: Giúp bảo vệ công ty khỏi những rủi ro tiềm ẩn và tạo sự minh bạch, tránh những tranh chấp không mong muốn trong quá trình hoạt động.
- Cân nhắc kỹ về khả năng mở rộng vốn: Nếu có kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ hoặc muốn mở rộng quy mô, bạn có thể phải thay đổi mô hình công ty thành TNHH từ 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
- Cần xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng: Việc phân chia công việc và quyền hạn một cách khoa học sẽ giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, duy trì sự ổn định và dễ dàng phát triển khi mở rộng quy mô.
- Tuân thủ các quy định thuế như các loại hình công ty khác: Việc chuẩn bị quy trình khai báo thuế và quản lý sổ sách tài chính một cách chính xác là rất quan trọng. Nếu công ty tự thực hiện công tác kế toán, cần phải nắm vững các quy định hoặc bạn cũng có thể thuê dịch vụ bên ngoài để hỗ trợ trong việc này.
6. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
Câu 1: Có đối tượng nào không được thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay không?
Theo quy định pháp luật, một số đối tượng không đủ điều kiện thành lập công ty TNHH 1 thành viên, bao gồm: Công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, nhân sự thuộc lực lượng vũ trang, người chưa đủ 18 tuổi, những người đang chịu trách nhiệm hình sự, hoặc cá nhân bị tòa án tuyên bố mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Câu 2: Thời gian hoàn thiện thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao lâu?
Thời gian xử lý hồ sơ để thành lập công ty TNHH 1 thành viên thường là 03 ngày làm việc kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính các ngày nghỉ cuối tuần, lễ, Tết hoặc trường hợp hồ sơ bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin quan trọng về thủ tục và lưu ý khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên, giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chuẩn bị tốt hơn cho hành trình khởi nghiệp. Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ chi tiết, Apolo luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn với dịch vụ trọn gói, nhanh chóng, chuyên nghiệp và chi phí tối ưu. Hãy liên hệ ngay để nhận được sự tư vấn tận tâm từ đội ngũ chúng tôi ngay nhé!
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DOANH NGHIỆP APOLO
- Địa chỉ: Lầu 1, số 456 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Email: phaplyapolo@gmail.com
- Điện thoại: 028 3535 5905
- Hotline: 0938 249 246
- Zalo: 0981 354 151