Việc mở công ty kiểm toán không chỉ đòi hỏi chứng chỉ hành nghề, vốn điều lệ mà còn nhiều điều kiện liên quan đến nhân sự, cơ sở hạ tầng và quy trình hoạt động. Nếu không nắm rõ các quy định này, doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro liên quan đến pháp lý và tài chính. Trong bài viết này, Apolo sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu giúp chủ doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện mở công ty kiểm toán thuận lợi nhất.
1. Công ty kiểm toán là gì?
Công ty kiểm toán là doanh nghiệp chuyên thực hiện việc kiểm tra, xem xét, thẩm tra, đánh giá, kết luận và xác nhận tính đầy đủ, trung thực và hợp lý của số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011, công ty kiểm toán là công ty có đủ các điều kiện để có thể kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Công ty kiểm toán thực hiện việc kiểm tra, xem xét, thẩm tra, đánh giá, kết luận và xác nhận tính đầy đủ, trung thực và hợp lý của số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính
2. Điều kiện mở công ty kiểm toán
2.1. Điều kiện về loại hình doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 20 Luật Kiểm toán độc lập 2011 chỉ những loại hình doanh nghiệp sau mới được phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán:
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Đây là hình thức doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp. Mô hình này thường dễ quản lý, minh bạch hơn so với công ty TNHH 1 thành viên (vì có sự giám sát chéo giữa các thành viên).
- Công ty hợp danh: Trong công ty hợp danh, phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh (là cá nhân) chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về nghĩa vụ của công ty. Đối với hoạt động kiểm toán, hình thức hợp danh được đánh giá cao ở tính trách nhiệm nghề nghiệp và sự minh bạch.
- Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp. Hình thức này đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có năng lực tài chính đủ mạnh để chịu mọi rủi ro kinh doanh, trong đó bao gồm cả rủi ro phát sinh từ hoạt động kiểm toán.
Lưu ý:
|
2.2. Điều kiện về mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Theo hướng dẫn, hoạt động kiểm toán thuộc mã ngành 692 – 6920 – 69200, bao gồm các dịch vụ liên quan đến:
- Ghi lại các giao dịch thương mại của doanh nghiệp/cá nhân.
- Các công việc chuẩn bị hoặc kiểm toán các tài khoản tài chính.
- Chuẩn bị tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp/cá nhân.
- Tư vấn, đại diện khách hàng trước cơ quan thuế.
2.3. Điều kiện về vốn điều lệ
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 84/2016/NĐ-CP (Các điểm a, e, g, h, i đã được bãi bỏ, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 151/2018/NĐ-CP), doanh nghiệp kiểm toán (hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam) cần đáp ứng các yêu cầu quan trọng sau:
- Mức vốn tối thiểu: Có vốn điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam) từ 6 tỷ đồng trở lên. Trong quá trình hoạt động, công ty hoặc chi nhánh kiểm toán phải duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn 6 tỷ đồng.
- Số lượng kiểm toán viên hành nghề: Doanh nghiệp phải có tối thiểu 10 kiểm toán viên hành nghề, trong đó Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải là kiểm toán viên và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định. Điều này nhằm đảm bảo doanh nghiệp có đủ nhân sự chuyên môn cũng như năng lực quản lý, vận hành.
- Thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam: Ít nhất 24 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.
Công ty kiểm toán cần có vốn điều lệ hoặc vốn được cấp từ 6 tỷ đồng trở lên
2.4. Điều kiện bắt buộc đối với kiểm toán viên hành nghề
Theo Điều 14 Luật Kiểm toán độc lập, kiểm toán viên hành nghề phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Điều này đảm bảo kiểm toán viên có khả năng tự chịu trách nhiệm pháp lý về các hoạt động nghề nghiệp.
- Phẩm chất đạo đức: Có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan. Những yếu tố về đạo đức nghề nghiệp là nền tảng quan trọng giúp kiểm toán viên đảm bảo chất lượng và tính độc lập của kết quả kiểm toán.
- Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, hoặc ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính.
- Chứng chỉ kiểm toán viên: Bắt buộc phải có Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp. Chứng chỉ này công nhận năng lực hành nghề kiểm toán trên lãnh thổ Việt Nam.
Lưu ý: Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kiểm toán chỉ có giá trị khi kiểm toán viên ký hợp đồng lao động toàn thời gian với công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam. |
2.5. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011; Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 17/2012/NĐ-CP
Loại hình công ty | Điều kiện |
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên |
|
Công ty hợp danh |
|
Doanh nghiệp tư nhân |
|
3. Thủ tục thành lập công ty kiểm toán
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Việc chuẩn bị hồ sơ đúng và đầy đủ là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình thành lập công ty kiểm toán. Hồ sơ cần bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty kiểm toán;
- Điều lệ công ty đối với: công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh;
- Danh sách các thành viên công ty hợp danh/TNHH 2 thành viên trở lên;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Bản sao hợp lệ: CCCD/hộ chiếu người đại diện pháp luật doanh nghiệp và các thành viên góp vốn; CCCD/hộ chiếu của người ủy quyền nộp hồ sơ; Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu có giá trị tương đương của các thành viên là tổ chức.
Bước 2: Nộp và nhận hồ sơ tại Cổng thông tin quốc gia
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp cần tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. Quy trình này được thực hiện qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với việc nộp hồ sơ trực tiếp.
Trong vòng 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Tài chính sẽ xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc yêu cầu bổ sung, điều chỉnh nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến. Sau đó, Sở Tài chính sẽ xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ thuế
Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, công ty cần thực hiện nghĩa vụ thuế để có thể hoạt động hợp pháp. Các công việc cần thực hiện bao gồm:
- Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu và tờ khai thuế môn bài.
- Treo bảng hiệu công ty để thuế đi kiểm tra và duyệt cho xuất hóa đơn VAT.
- Mua thiết bị chữ ký số để khai thuế, đóng thuế, xuất hóa đơn, kê khai BHXH, Hải quan…
- Mua gói hóa đơn điện tử về phát hành, nếu có nhu cầu xuất hóa đơn VAT.
- Mở tài khoản ngân hàng đứng tên công ty và đăng ký tài khoản lên thuế.
Bước 4: Xác định người hỗ trợ kế toán thuế cho công ty
Bất kể công ty đã đi vào hoạt động hay chưa, việc kê khai và báo cáo thuế là bắt buộc. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba phương án để thực hiện kế toán thuế:
- Công ty tự làm kế toán thuế, phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, có kiến thức kế toán và thuế cơ bản.
- Công ty thuê nhân viên kế toán nội bộ về làm việc, trả lương thưởng bảo hiểm xã hội, phúc lợi mỗi tháng.
- Công ty thuê kế toán dịch vụ, trả phí mỗi tháng chỉ bằng 1/10 so với việc thuê kế toán nội bộ.
Bạn có chuyên môn, có đam mê kiểm toán nhưng thủ tục pháp lý rườm rà đang cản bước khởi nghiệp? Đừng để những giấy tờ phức tạp làm chậm bước tiến của bạn! Kế Toán Apolo sẽ giúp quý khách hô biến mọi quy trình trở nên đơn giản, nhanh chóng và hợp pháp với:
Tham khảo chi tiết quy trình làm việc và bảng giá dịch vụ của Apolo tại https://ketoanapolo.vn/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tron-goi-tai-tphcm/ |
4. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp kiểm toán phải tập hợp đầy đủ các giấy tờ pháp lý cần thiết. Các tài liệu này nhằm chứng minh năng lực hoạt động, tính hợp pháp, cũng như khả năng đáp ứng các quy định về vốn và nhân sự. Căn cứ Điều 22 Luật Kiểm toán độc lập 2011, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề;
- Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian của các kiểm toán viên hành nghề;
- Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Các giấy tờ khác do Bộ Tài chính quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi đã hoàn tất việc chuẩn bị giấy tờ, doanh nghiệp kiểm toán tiến hành nộp hồ sơ tại Bộ Tài chính.
Theo Điều 23 Luật Kiểm toán độc lập 2011, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp từ chối, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán giải trình.
5. Những kinh nghiệm khi mở công ty kiểm toán
5.1. Nghiên cứu kỹ về ngành kiểm toán trước khi bắt đầu thành lập công ty
Việc nắm chắc quy định pháp luật và xác định rõ loại hình dịch vụ là bước khởi đầu rất quan trọng. Quá trình này giúp doanh nghiệp tránh rơi vào tình huống “vừa làm vừa sửa”, hạn chế rủi ro pháp lý và xây dựng nền tảng chuyên môn vững chắc ngay từ đầu.
- Tìm hiểu quy định pháp lý: Trước khi mở công ty kiểm toán, bạn cần nắm rõ các quy định pháp luật liên quan, bao gồm Luật Kiểm toán độc lập và các tiêu chuẩn kiểm toán hiện hành. Điều này giúp công ty của bạn tránh rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động.
- Xác định dịch vụ kiểm toán cốt lõi: Quyết định loại hình dịch vụ bạn sẽ cung cấp, như kiểm toán tài chính, kiểm toán nội bộ hay tư vấn thuế. Việc tập trung vào một hoặc một số lĩnh vực sẽ giúp bạn xây dựng chuyên môn và thương hiệu.
Trước khi thành lập công ty kiểm toán, nhà đầu tư phải tìm hiểu về ngành kiểm toán
5.2. Chuẩn bị vốn đầu tư phù hợp với loại hình công ty
Việc chuẩn bị vốn đầu tư cho công ty kiểm toán không chỉ đơn thuần là đáp ứng các yêu cầu pháp lý, mà còn phải đảm bảo nguồn lực cho hoạt động dài hạn.
- Đảm bảo vốn pháp định: Theo quy định pháp luật hiện nay, vốn pháp định cho công ty kiểm toán phải đạt mức tối thiểu là 6 tỷ đồng (đối với doanh nghiệp trong nước hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam). Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị thêm vốn dự phòng cho các chi phí phát sinh ban đầu.
- Lên kế hoạch tài chính chi tiết: Xác định các khoản chi phí như tiền thuê văn phòng, mua sắm thiết bị, trả lương nhân viên và phí quảng bá. Lập kế hoạch ngân sách cẩn thận sẽ giúp bạn sử dụng vốn hiệu quả, tránh nguy cơ mất cân đối tài chính khi chưa tạo được doanh thu ổn định.
Nếu vốn tự có không đủ, bạn có thể cân nhắc vay ngân hàng hoặc kêu gọi đầu tư từ các đối tác chiến lược.
5.3. Tuyển dụng và đào tạo nhân sự chất lượng, nắm vững chuyên môn lĩnh vực kiểm toán
Sở hữu những kiểm toán viên có chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp công ty tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững. Dưới đây là những điểm quan trọng cần lưu ý khi tuyển dụng và đào tạo nhân sự:
- Tuyển kiểm toán viên hành nghề: Đảm bảo công ty có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề như yêu cầu pháp luật. Trong đó, nên có những kiểm toán viên có kinh nghiệm lâu năm để xây dựng uy tín cho công ty.
- Đào tạo chuyên môn thường xuyên: Ngành kiểm toán yêu cầu cập nhật kiến thức liên tục, đặc biệt là các thay đổi về quy định và tiêu chuẩn kiểm toán. Tổ chức các buổi đào tạo nội bộ sẽ giúp nhân viên nâng cao trình độ, duy trì chất lượng dịch vụ.
- Xây dựng đội ngũ đa dạng: Ngoài kiểm toán viên, bạn cần có nhân sự phụ trách pháp lý, tài chính và marketing để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này đảm bảo công ty vận hành toàn diện, không bỏ sót những khía cạnh quan trọng.
5.4. Đầu tư vào công nghệ và hệ thống quản lý trong công ty
Đầu tư vào hệ thống quản lý khoa học sẽ tạo ra nền tảng vững chắc, đảm bảo công ty hoạt động trơn tru và hạn chế rủi ro trong quá trình cung cấp dịch vụ.
- Sử dụng phần mềm kiểm toán: Các phần mềm kiểm toán chuyên dụng giúp tăng cường độ chính xác và hiệu quả trong công việc. Lựa chọn phần mềm phù hợp với quy mô và nhu cầu của công ty.
- Thiết lập hệ thống quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng dịch vụ và giảm thiểu rủi ro. Việc phân quyền, phân nhiệm rõ ràng sẽ giúp mọi công đoạn kiểm toán được thực hiện mạch lạc, minh bạch.
- Áp dụng công nghệ bảo mật: Vì công ty kiểm toán xử lý thông tin nhạy cảm, bạn cần đầu tư vào các giải pháp bảo mật dữ liệu để bảo vệ thông tin khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng giúp xây dựng niềm tin trên thị trường.
Áp dụng công nghệ giúp công ty vận hành hiệu quả hơn
5.5. Xây dựng mạng lưới khách hàng và đối tác
Để mở rộng thị phần và khẳng định vị thế, công ty cần chủ động thiết lập và duy trì một mạng lưới khách hàng, đối tác đa dạng. Việc hợp tác và tương tác thường xuyên sẽ giúp công ty nắm bắt xu hướng thị trường và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Thiết lập quan hệ đối tác: Hợp tác với các công ty luật, ngân hàng hoặc cơ quan tài chính để nhận thêm khách hàng từ các nguồn giới thiệu. Đây cũng là cách để chia sẻ kinh nghiệm, kênh thông tin hữu ích giữa các bên.
- Duy trì mối quan hệ lâu dài: Cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và chăm sóc khách hàng chu đáo sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng cũ và xây dựng uy tín trên thị trường. Khách hàng hài lòng cũng sẽ là “đại sứ thương hiệu” giới thiệu doanh nghiệp của bạn đến đối tác, bạn bè.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp chi tiết về các điều kiện mở công ty kiểm toán, giúp các nhà khởi nghiệp dễ dàng chuẩn bị và vận hành công ty chuyên nghiệp. Nếu quý chủ doanh nghiệp cần tìm đơn vị tư vấn dịch vụ pháp lý để nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ đăng ký mở công ty kiểm toán, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của Apolo.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DOANH NGHIỆP APOLO
- Địa chỉ: Lầu 1, số 456 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Email: phaplyapolo@gmail.com
- Điện thoại: 028 3535 5905
- Hotline/ Zalo: 0938 249 246