Mở công ty tại Việt Nam cho người nước ngoài cần tuân thủ nhiều quy định pháp lý để đảm bảo hoạt động hợp pháp. Việc hiểu rõ thủ tục, hồ sơ và các điều kiện cần thiết sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, phòng tránh được những rủi ro. Cùng Apolo tìm hiểu quy trình và thủ tục mở công ty cho người nước ngoài hợp pháp, nhanh chóng ngay tại bài viết dưới đây!

Thủ tục mở công ty cho người nước ngoài

1. Điều kiện mở công ty cho người nước ngoài

Trước khi thành lập công ty tại Việt Nam, người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện pháp lý theo quy định hiện hành. Dưới đây là cơ sở pháp lý quan trọng:

1.1. Điều kiện về chủ thể thành lập công ty

Người nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam cần đáp ứng một số điều kiện về chủ thể theo quy định pháp luật, cụ thể:

  • Đủ 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án phạt;
  • Có quốc tịch thuộc quốc gia là thành viên WTO.

Điều kiện về chủ thể khi người nước ngoài mở công ty phải đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự

Điều kiện về chủ thể khi người nước ngoài mở công ty phải đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự

1.2. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Không phải tất cả ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam đều cho phép nhà đầu tư nước ngoài. Danh mục ngành nghề bị hạn chế hoặc cấm đầu tư được quy định chi tiết trong Phụ lục I của Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Ví dụ:

  • Doanh nghiệp có vốn nước ngoài không được hoạt động trong lĩnh vực cung ứng lao động đưa người đi làm việc ở nước ngoài;
  • Người nước ngoài không thể kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp chứng nhận cho phương tiện vận tải.

Ngành nghề kinh doanh phải phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam

Ngành nghề kinh doanh phải phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam

1.3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập công ty tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định tiếp cận thị trường theo cam kết quốc tế, đặc biệt là cam kết 318/WTO/CK. Các lĩnh vực kinh doanh phải phù hợp với danh mục ngành, nghề mà Việt Nam đã cam kết mở cửa, đồng thời đáp ứng các yêu cầu cụ thể về hình thức đầu tư, tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, phạm vi hoạt động.

Nếu ngành nghề thuộc danh mục hạn chế tiếp cận thị trường, nhà đầu tư phải tuân thủ các điều kiện pháp lý bắt buộc. Ví dụ một số ngành nghề quy định rõ về giới hạn tỷ lệ vốn góp và hình thức đầu tư như Dịch vụ in bao bì:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ tối đa: 51%;
  • Hình thức đầu tư: Liên doanh với doanh nghiệp trong nước.

Nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập công ty tại Việt Nam cần lưu ý rằng mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ có những yêu cầu riêng về thủ tục pháp lý, tỷ lệ góp vốn, vốn đầu tư tối thiểu và hình thức đầu tư phù hợp theo quy định. 

Để được cấp phép hoạt động, người nước ngoài phải chứng minh khả năng tài chính bằng cách cung cấp giấy tờ xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.

2. Thủ tục thành lập công ty cho người nước ngoài 

Quy trình thành lập công ty tại Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm nhiều bước quan trọng. Dưới đây là hai thủ tục quan trọng mà người nước ngoài phải thực hiện khi mở công ty tại Việt Nam:

2.1. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mở công ty cho người nước ngoài

Bước 1: Soạn thảo & Chuẩn bị hồ sơ  

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Bản sao:
    1. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần);
    2. Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
  4. Bản sao có chứng thực Căn cước/CCCD/Hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và Căn cước/CCCD?Hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
  5. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;

Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mở công ty cho người nước ngoài

Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mở công ty cho người nước ngoài

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận giấy phép kinh doanh

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn. Thời gian xử lý trong vòng 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và xử lý đơn đăng ký

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Sở Tài Chính sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xác nhận tư cách pháp nhân của công ty và cho phép công ty hoạt động hợp pháp.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Sở Tài Chính ra thông báo bằng văn bản, nêu rõ các nội dung cần bổ sung hoặc chỉnh sửa. Nhà đầu tư cần hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu và nộp lại để được xem xét cấp phép.

Nộp hồ sơ và nhận giấy phép kinh doanh

Nộp hồ sơ và nhận giấy phép kinh doanh

Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ thuế

Bao gồm:

  • Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu và tờ khai thuế môn bài.
  • Treo bảng hiệu công ty để thuế đi kiểm tra và duyệt cho xuất hóa đơn VAT.
  • Mua thiết bị chữ ký số để khai thuế, đóng thuế, xuất hóa đơn, kê khai BHXH, Hải quan,…..
  • Mua gói hóa đơn điện tử về phát hành, nếu có nhu cầu xuất hóa đơn VAT.
  • Mở tài khoản ngân hàng đứng tên công ty và đăng ký tài khoản lên thuế.

Bước 4: Xác định người hỗ trợ kế toán thuế cho công ty

Công ty có hoạt động hay chưa thì vẫn phải có kế toán để hỗ trợ khai báo thuế định kỳ:

  • Công ty tự làm kế toán thuế.
  • Công ty thuê nhân viên kế toán nội bộ về làm việc, trả lương thưởng bảo hiểm xã hội, phúc lợi mỗi tháng.
  • Công ty thuê Kế toán dịch vụ, trả phí mỗi tháng chỉ bằng 1/10 so với việc thuê kế toán nội bộ.

Nếu quý khách đang tìm kiếm đơn vị hỗ trợ mở công ty với chi phí tiết kiệm, Apolo là lựa chọn hoàn hảo. Chỉ với chi phí từ 1.000.000 VNĐ, Apolo sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình, từ tư vấn đặt tên, đăng ký ngành nghề, chuẩn bị hồ sơ đến nộp và nhận giấy phép kinh doanh. Đặc biệt, thủ tục được hoàn tất chỉ trong 3 ngày, giúp doanh nghiệp nhanh chóng bắt đầu hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp và thuận lợi.

2.2. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mở công ty cho người nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bao gồm:

  • Đơn đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư;
  • Tài liệu chi tiết về dự án đầu tư;
  • Bản sao văn bản xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, chứng minh đủ khả năng tài chính cho dự án;
  • Nếu không xin cấp đất hoặc thay đổi mục đích sử dụng, cần có hợp đồng thuê đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm;
  • Với dự án áp dụng công nghệ đặc thù, cần có bản giải trình chi tiết về công nghệ sử dụng;
  • Các tài liệu khác liên quan đến năng lực và điều kiện của nhà đầu tư (nếu có).

Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nhà đầu tư cần nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền tùy theo địa điểm thực hiện dự án:

  • Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế: Tiếp nhận hồ sơ đối với các dự án đầu tư trong phạm vi vực này.
  • Sở Tài Chính: Xử lý hồ sơ đối với các dự án ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.

Nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ cơ quan có thẩm quyền

Nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ cơ quan có thẩm quyền

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu từ chối, cơ quan thẩm quyền sẽ có văn bản thông báo nêu rõ lý do để nhà đầu tư điều chỉnh hoặc bổ sung theo yêu cầu.

3. Kinh nghiệm mở công ty cho người nước ngoài

Thành lập công ty tại Việt Nam cho người nước ngoài cần đáp ứng các yêu cầu pháp lý về ngành nghề, vốn đầu tư và quyền sở hữu. Việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nắm rõ quy trình sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, thuận lợi. Dưới đây là một số kinh nghiệm mở công ty quý khách hàng có thể tham khảo:

3.1. Tìm hiểu quy định pháp lý dành cho doanh nghiệp nước ngoài

Một số loại hình quý khách có thể tham khảo như công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần hoặc công ty liên doanh. Mỗi loại hình có ưu nhược điểm khác nhau về cơ cấu quản lý, trách nhiệm pháp lý và vốn điều lệ, vì vậy cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký.

Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đặc thù như yêu cầu vốn pháp định tối thiểu hoặc hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài. Nhà đầu tư cần kiểm tra danh mục ngành nghề theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP để đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện pháp lý. Lưu ý phải nghiên cứu Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các quy định liên quan để đảm bảo thủ tục đăng ký hợp lệ.

Nhà đầu tư nước ngoài cần chọn loại hình, ngành nghề phù hợp và tuân thủ quy định pháp luật

Nhà đầu tư nước ngoài cần chọn loại hình, ngành nghề phù hợp và tuân thủ quy định pháp luật

3.2. Chuẩn bị hồ sơ pháp lý đầy đủ

Nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý để đảm bảo quá trình đăng ký công ty diễn ra thuận lợi. Trước tiên, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là yêu cầu bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Giấy phép đăng ký doanh nghiệp sẽ được cấp sau khi hoàn tất thủ tục đầu tư, tùy theo loại hình công ty mà quy trình có thể khác nhau.

Nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ pháp lý cá nhân, bao gồm bản sao hộ chiếu công chứng, lý lịch tư pháp và hợp đồng thuê trụ sở hợp lệ. Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như giáo dục, tài chính, bất động sản,… thì cần xin thêm giấy phép con phù hợp với quy định của pháp luật.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý giúp quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý giúp quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ

3.3. Chú ý đến vốn đầu tư và tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài cần đảm bảo quy định về vốn khi thành lập công ty tại Việt Nam, đặc biệt với các ngành nghề yêu cầu vốn tối thiểu. Việc mở tài khoản vốn đầu tư tại ngân hàng Việt Nam là bắt buộc để thực hiện góp vốn đúng quy định. Xây dựng kế hoạch tài chính rõ ràng, quản lý dòng tiền hiệu quả sẽ giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định.

3.4. Xin visa và giấy phép lao động đầy đủ

Người nước ngoài tham gia điều hành công ty tại Việt Nam cần xin giấy phép lao động trước khi bắt đầu làm việc hợp pháp. Sau khi thành lập công ty thì cần phải xin thẻ tạm trú dài hạn, tạo điều kiện thuận tiện trong việc cư trú, điều hành công ty. Ngoài ra, cần theo dõi thời hạn hiệu lực của visa và giấy phép lao động để thực hiện gia hạn đúng thời gian để tránh gián đoạn hoạt động kinh doanh.

Xin visa và giấy phép lao động hợp lệ giúp người nước ngoài làm việc và điều hành công ty thuận lợi

Xin visa và giấy phép lao động hợp lệ giúp người nước ngoài làm việc và điều hành công ty thuận lợi

3.5. Lựa chọn đối tác kinh doanh và nhân sự phù hợp

Để thành công, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ văn hóa kinh doanh tại Việt Nam. Thói quen tiêu dùng, phong cách làm việc có thể khác biệt so với các quốc gia khác đòi hỏi sự linh hoạt trong chiến lược vận hành. Ngoài ra, việc tuân thủ các quy định pháp lý về quảng cáo, phân phối sản phẩm cũng rất quan trọng, đặc biệt đối với những ngành có yêu cầu đặc thù.

Mở rộng mạng lưới quan hệ là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Việc kết nối với hiệp hội doanh nghiệp, đối tác tiềm năng không chỉ tạo cơ hội hợp tác mà còn giúp doanh nghiệp cập nhật nhanh chóng xu hướng thị trường, tối ưu hoạt động kinh doanh.

Tìm kiếm đối tác và nhân sự phù hợp cho công ty

Tìm kiếm đối tác và nhân sự phù hợp cho công ty

3.6. Hợp tác với đơn vị tư vấn chuyên nghiệp

Làm việc với đơn vị tư vấn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, xử lý hồ sơ nhanh chóng và tránh các sai sót pháp lý. Những đơn vị này cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện về luật doanh nghiệp, thuế, lao động và bảo hiểm để đảm bảo tuân thủ quy định. Ngoài ra, các chuyên gia tư vấn còn giúp tối ưu chi phí hoạt động và xây dựng chiến lược phù hợp nhằm sử dụng nguồn lực hiệu quả.

3.7. Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường Việt Nam

Hiểu rõ văn hóa kinh doanh và thói quen tiêu dùng tại Việt Nam là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Một số ngành nghề có quy định đặc thù về quảng cáo, phân phối sản phẩm nên cần nghiên cứu kỹ để đảm bảo tuân thủ pháp luật. Hơn nữa, việc mở rộng quan hệ với các hiệp hội doanh nghiệp và đối tác tiềm năng sẽ giúp công ty phát triển bền vững.

Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

4. Câu hỏi thường gặp

Câu 1: Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam cần chuẩn bị gì?

Theo Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài khi mở công ty tại Việt Nam cần chuẩn bị các giấy tờ như: Hộ chiếu hợp lệ, giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tương ứng với số vốn đầu tư, hồ sơ chứng minh địa điểm triển khai dự án.

Câu 2: Thời gian để mở công ty cho người nước ngoài bao lâu?

Theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp 2020, quá trình thành lập công ty dành cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thường kéo dài từ 20 – 25 ngày làm việc.

Câu 3: Thủ tục mở công ty cho người nước ngoài cần bao nhiêu vốn?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định mức vốn đầu tư tối thiểu khi nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chuẩn bị nguồn vốn hợp lý để đảm bảo khả năng triển khai và duy trì hoạt động kinh doanh theo kế hoạch tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài không bị yêu cầu mức vốn tối thiểu khi mở công ty tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài không bị yêu cầu mức vốn tối thiểu khi mở công ty tại Việt Nam

Thủ tục mở công ty cho người nước ngoài tại Việt Nam đòi hỏi tuân thủ nhiều quy định pháp lý. Để đảm bảo thủ tục nhanh chóng, chính xác và đúng luật, quý khách hàng nên tìm hiểu kỹ lưỡng và chọn đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Kế toán Apolo cam kết hỗ trợ từ A – Z, giúp công ty hoàn tất hồ sơ xin giấy phép kinh doanh nhanh chóng và sớm đi vào hoạt động. Liên hệ ngay Apolo để được tư vấn chi tiết!

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DOANH NGHIỆP APOLO

  • Địa chỉ: Lầu 1, số 456 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Email: phaplyapolo@gmail.com
  • Điện thoại: 02835355905
  • Hotline/Zalo: 0938 249 246