Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm yêu cầu tuân thủ quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, các quy định về thủ tục pháp lý và giấy phép kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp, xin giấy phép liên quan và đảm bảo điều kiện về bảo quản, vận chuyển thực phẩm. Hãy cùng Apolo tìm hiểu quy trình, thủ tục chi tiết để thành lập công ty kinh doanh thực phẩm nhanh chóng, đúng luật ngay tại bài viết dưới đây.

Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, Công ty kinh doanh thực phẩm là đơn vị thực hiện một hoặc nhiều hoạt động liên quan đến giới thiệu, bảo quản, vận chuyển hay phân phối thực phẩm.

1. Điều kiện thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Để thành lập công ty kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành đảm bảo an toàn thực phẩm và hoạt động hợp pháp. Dưới đây là  các văn bản pháp lý quan trọng quý khách hàng cần lưu ý:

1.1. Đặt tên và địa chỉ công ty

Tên công ty kinh doanh thực phẩm cần được đặt theo đúng quy định pháp luật, bao gồm loại hình doanh nghiệp (TNHH, cổ phần…) và tên riêng. Tên không được trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác, đồng thời không sử dụng các từ ngữ bị cấm theo quy định pháp luật.

Địa chỉ công ty phải cụ thể, hợp lệ và không được đặt tại nhà chung cư hoặc tập thể không có chức năng kinh doanh. Nếu chưa có địa chỉ cố định, doanh nghiệp có thể sử dụng địa chỉ nhà riêng của người thân, bạn bè hoặc thuê mặt bằng có giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp.

Đặt tên công ty đúng quy định, địa chỉ hợp lệ theo quy định

Đặt tên công ty đúng quy định, địa chỉ hợp lệ theo quy định

1.2. Vốn điều lệ

Lĩnh vực kinh doanh thực phẩm không yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa, doanh nghiệp có thể đăng ký vốn theo khả năng tài chính và quy mô hoạt động. Tuy nhiên mức vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm, do đó doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi đăng ký.

1.3. Loại hình đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp cần xác định loại hình phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của công ty kinh doanh thực phẩm. Một số mô hình phổ biến bao gồm:

  • Công ty TNHH: Có thể là TNHH một thành viên hoặc TNHH hai thành viên trở lên, phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Công ty Cổ phần: Dành cho doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn linh hoạt và mở rộng quy mô.
  • Công ty Hợp danh: Kết hợp giữa trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn, thường phù hợp với nhóm kinh doanh có sự tin tưởng cao.

Doanh nghiệp cần lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với quy mô và định hướng phát triển

Doanh nghiệp cần lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với quy mô và định hướng phát triển

1.4. Người đại diện pháp luật

Người đại diện theo pháp luật giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của công ty, có thể là chủ sở hữu, giám đốc hoặc người được ủy quyền. Trong đó cá nhân phải đủ từ 18 tuổi trở lên, không thuộc diện bị cấm thành lập doanh nghiệp, chẳng hạn như người bị kết án hình sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc đang bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

1.5. Điều kiện về mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm

Khi đăng ký thành lập công ty kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp cần lựa chọn mã ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động. Dưới đây là danh sách một số mã ngành phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm khách hàng có thể tham khảo:

Mã ngành nghề Tên ngành nghề
1010 Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt
1020 Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản
1030 Chế biến và bảo quản rau quả
1040 Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật
1050 Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
1061 Xay xát và sản xuất bột thô
1062 Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột
1071 Sản xuất các loại bánh từ bột
1072 Sản xuất đường
1073 Sản xuất ca cao, sô cô la và mứt kẹo
1074 Sản xuất mì ống, mì sợi và sản phẩm tương tự
1075 Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn
1079 Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
1080 Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản
4610 Đại lý, môi giới, đấu giá
4631 Bán buôn gạo
4632 Bán buôn thực phẩm
4633 Bán buôn đồ uống
4711 Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
4719 Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp loại khác
4721 Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh
4722 Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
4723 Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
4781 Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ
5610 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
7120 Kiểm tra và phân tích kỹ thuật (Kiểm tra vệ sinh thực phẩm, kiểm tra thú y, kiểm soát sản xuất thực phẩm)
8292 Dịch vụ đóng gói

2. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm, doanh nghiệp có thể tự thực hiện thủ tục pháp lý hoặc sử dụng dịch vụ hỗ trợ từ các đơn vị tư vấn để đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ.

Trong trường hợp tự đăng ký, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật nhằm tránh sai sót hoặc thiếu hồ sơ, có thể làm chậm tiến độ và phát sinh rủi ro pháp lý. Ngoài ra, việc không hoàn tất thủ tục theo yêu cầu có thể gây ra khó khăn khi xuất hóa đơn VAT giao dịch, làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh.

Bước 1: Soạn thảo & Chuẩn bị hồ sơ  

Bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Bản sao:
    1. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần);
    2. Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
  4. Bản sao có chứng thực các loại giấy tờ sau:
    1. CCCD/Hộ chiếu (nếu là cá nhân);
    2. Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương
    3. Căn cước/CCCD/Hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
  5. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận giấy phép kinh doanh

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh trực tuyến trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn. Trong vòng 3 – 5 ngày làm việc:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tài chính sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ nhận thông báo hướng dẫn bổ sung hoặc chỉnh sửa.

Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ thuế 

Bao gồm:

  • Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu và tờ khai thuế môn bài.
  • Treo bảng hiệu công ty để thuế đi kiểm tra và duyệt cho xuất hóa đơn VAT.
  • Mua thiết bị chữ ký số để khai thuế, đóng thuế, xuất hóa đơn, kê khai BHXH, Hải quan,…..
  • Mua gói hóa đơn điện tử về phát hành, nếu có nhu cầu xuất hóa đơn VAT.
  • Mở tài khoản ngân hàng đứng tên công ty và đăng ký tài khoản lên thuế.

Hoàn thành các nghĩa vụ thuế đầy đủ để công ty đi vào hoạt động

Hoàn thành các nghĩa vụ thuế đầy đủ để công ty đi vào hoạt động

Bước 4: Xác định người hỗ trợ kế toán thuế cho công ty

Công ty có hoạt động hay chưa thì vẫn phải có kế toán để hỗ trợ khai báo thuế định kỳ:

  • Công ty tự làm kế toán thuế.
  • Công ty thuê nhân viên kế toán nội bộ về làm việc, trả lương thưởng bảo hiểm xã hội, phúc lợi mỗi tháng.
  • Công ty thuê Kế toán dịch vụ, trả phí mỗi tháng chỉ bằng 1/10 so với việc thuê kế toán nội bộ.

Nếu quý khách hàng đang tìm kiếm giải pháp thành lập công ty kinh doanh thực phẩm nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí, hãy liên hệ ngay đến Apolo. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, đơn vị cam kết hỗ trợ tư vấn từ A – Z, hoàn tất thủ tục xin giấy phép kinh doanh chỉ trong 3 ngày làm việc. Đặc biệt, chi phí chỉ từ 1.000.000 VNĐ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa.

Truy cập ngay https://ketoanapolo.vn/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tron-goi-tai-tphcm/ để biết thêm thông tin chi tiết!

3. Thủ tục xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, là yêu cầu bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống, sản xuất và chế biến thực phẩm. Vì vậy doanh nghiệp cần xin cấp phép trước khi đi vào hoạt động để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và an toàn cho người tiêu dùng.

3.1. Điều kiện xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

1 – Điều kiện về cơ sở vật chất

  • Địa điểm, diện tích phù hợp, đảm bảo khoảng cách an toàn với nguồn ô nhiễm, hóa chất độc hại và các yếu tố gây hại khác;
  • Sử dụng nguồn nước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, có hệ thống xử lý nước thải, chất thải hoạt động theo quy định;
  • Trang bị đầy đủ thiết bị chuyên dụng phục vụ quá trình chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển thực phẩm;
  • Duy trì điều kiện an toàn thực phẩm liên tục, lưu trữ hồ sơ về nguồn gốc nguyên liệu và các tài liệu liên quan trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh.

2 – Điều kiện về vận chuyển thực phẩm

  • Sử dụng phương tiện vận chuyển được làm từ vật liệu an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm, đồng thời dễ dàng vệ sinh và làm sạch;
  • Đảm bảo thực phẩm luôn được bảo quản trong điều kiện phù hợp suốt hành trình vận chuyển;
  • Tuyệt đối không vận chuyển thực phẩm chung với các loại hàng hóa độc hại hoặc có nguy cơ gây nhiễm chéo.

3 – Điều kiện về nguồn gốc xuất xứ thực phẩm

  • Nguyên liệu sử dụng trong chế biến, kinh doanh thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định;
  • Doanh nghiệp cần lưu trữ hồ sơ chứng minh xuất xứ nguyên liệu cùng các tài liệu liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Hóa chất độc hại không được bảo quản chung với thực phẩm nhằm tránh nguy cơ nhiễm chéo, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

4 – Điều kiện về bảo quản thực phẩm

  • Kho lưu trữ hoặc phương tiện bảo quản thực phẩm phải đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh và có không gian đủ rộng để phân loại, sắp xếp thực phẩm một cách khoa học;
  • Thực phẩm cần được bảo vệ khỏi các tác nhân môi trường như nhiệt độ cao, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn và mùi lạ;
  • Hệ thống bảo quản phải được trang bị đầy đủ ánh sáng, thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió cùng các điều kiện chuyên biệt phù hợp với từng loại thực phẩm.

Doanh nghiệp cần đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển, nguồn gốc thực phẩm và điều kiện bảo quản

Doanh nghiệp cần đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển, nguồn gốc thực phẩm và điều kiện bảo quản

3.2. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm, bao gồm:

  • Đơn xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Bản sao giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép kinh doanh hộ cá thể;
  • Bản mô tả chi tiết về cơ sở vật chất, thiết bị và dụng cụ đảm bảo vệ sinh thực phẩm;
  • Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
  • Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Sơ đồ thiết kế mặt bằng sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Bản cam kết tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu và sản phẩm kinh doanh;
  • Chứng từ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu và kết quả kiểm tra chất lượng nước sử dụng.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, minh chứng đáp ứng yêu cầu xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, minh chứng đáp ứng yêu cầu xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

3.3. Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cần nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, cụ thể:

  • Bộ Y tế, Cục/Chi Cục An toàn thực phẩm: Tiếp nhận hồ sơ của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và chế biến thực phẩm;
  • Bộ/Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Phụ trách cấp phép cho các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản, muối, chợ đầu mối và các điểm đấu giá nông sản;
  • Bộ/Sở Công Thương: Xử lý hồ sơ của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm.

Trong vòng 15 ngày kể từ khi hồ sơ hợp lệ được tiếp nhận, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm để đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của công ty.

  • Nếu cơ sở đáp ứng đầy đủ yêu cầu, sẽ được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Nếu cơ sở chưa đạt tiêu chuẩn, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi văn bản thông báo, nêu rõ nguyên nhân chưa được cấp phép.

Nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

4. Kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Để thành lập công ty kinh doanh thực phẩm thành công, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường, tuân thủ các quy định pháp lý, đảm bảo nguồn cung ứng ổn định, chiến lược tiếp thị và quản lý tài chính hiệu quả,… Dưới đây là một số kinh nghiệm mở công ty quý khách hàng có thể tham khảo:

4.1. Nghiên cứu thị trường và xác định phân khúc kinh doanh

Trước khi thành lập công ty thực phẩm, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu tiêu dùng, đối tượng khách hàng và xu hướng phát triển. Việc lựa chọn phân khúc kinh doanh như thực phẩm tươi sống, chế biến sẵn, nhập khẩu,… sẽ ảnh hưởng đến chiến lược lâu dài của công ty. Đồng thời, đánh giá đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Nghiên cứu thị trường, xác định phân khúc phù hợp và đánh giá đối thủ

Nghiên cứu thị trường, xác định phân khúc phù hợp và đánh giá đối thủ

4.2. Đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý và giấy phép kinh doanh

Để kinh doanh thực phẩm hợp pháp, doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề phù hợp theo quy định pháp luật. Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. Ngoài ra, tùy vào loại hình kinh doanh, doanh nghiệp có thể cần cung cấp thêm các loại giấy chứng nhận chất lượng như HACCP, ISO 22000 nhằm tăng sự uy tín, tạo dựng niềm tin với khách hàng.

Đăng ký ngành nghề phù hợp, xin giấy phép an toàn thực phẩm và các chứng nhận chất lượng để đảm bảo uy tín

Đăng ký ngành nghề phù hợp, xin giấy phép an toàn thực phẩm và các chứng nhận chất lượng để đảm bảo uy tín

4.3. Xây dựng nguồn cung ứng thực phẩm ổn định

Nguồn cung ứng chất lượng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm bền vững. Doanh nghiệp nên hợp tác với các nhà cung cấp uy tín, có nguồn gốc rõ ràng giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh. Đồng thời, doanh nghiệp cần áp dụng quy trình kiểm tra hàng hóa nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Ký kết hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp cũng là phương án giúp ổn định nguồn hàng mà còn hạn chế rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng.

Hợp tác với nhà cung cấp uy tín, kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt và ký hợp đồng dài hạn

Hợp tác với nhà cung cấp uy tín, kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt và ký hợp đồng dài hạn

4.4. Đầu tư vào hệ thống kho bãi và vận chuyển thực phẩm

Hệ thống kho bãi và vận chuyển đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản thực phẩm, đặc biệt là các mặt hàng tươi sống. Kho lưu trữ cần đạt tiêu chuẩn về nhiệt độ và vệ sinh để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp nên sử dụng phương tiện vận chuyển phù hợp nhằm hạn chế hư hỏng hàng hóa. Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý tồn kho giúp tối ưu lượng hàng dự trữ, hạn chế tối đa tình trạng thất thoát và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Đầu tư kho bãi đạt chuẩn và phương tiện vận chuyển phù hợp để bảo quản thực phẩm

Đầu tư kho bãi đạt chuẩn và phương tiện vận chuyển phù hợp để bảo quản thực phẩm

4.5. Xây dựng chiến lược tiếp thị và kênh phân phối

Chiến lược tiếp thị hiệu quả giúp doanh nghiệp thực phẩm mở rộng tệp khách hàng và tăng trưởng doanh thu. Kết hợp giữa kinh doanh truyền thống qua cửa hàng và phân phối trên nền  tảng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Bên cạnh đó, các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc tặng kèm sản phẩm là cách hữu ích để thu hút khách hàng mới. Ngoài ra, hợp tác với siêu thị, nhà hàng, quán ăn sẽ giúp doanh nghiệp phát triển kênh bán sỉ, mở rộng thị phần nhanh chóng.

Xây dựng chiến lược tiếp thị tốt giúp mở rộng khách hàng, tối ưu doanh thu cho công ty

Xây dựng chiến lược tiếp thị tốt giúp mở rộng khách hàng, tối ưu doanh thu cho công ty

4.6. Tuân thủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm

An toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và lòng tin từ khách hàng. Doanh nghiệp cần thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định. Đồng thời, tăng cường các buổi đào tạo nhân viên về bảo quản và xử lý thực phẩm đúng cách giúp hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm giúp nâng cao uy tín doanh nghiệp

Đảm bảo an toàn thực phẩm giúp nâng cao uy tín doanh nghiệp

4.7. Ứng dụng công nghệ vào quản lý và vận hành

Công ty kinh doanh thực phẩm nên sử dụng phần mềm quản lý kho và đơn hàng giúp kiểm soát lượng hàng tồn, theo dõi hạn sử dụng và cải thiện quy trình giao nhận. Bên cạnh đó tận dụng kênh bán hàng trực tuyến qua website, các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada để tiếp cận khách hàng hiệu quả.  Đừng quên xây dựng chiến lược Digital Marketing, bao gồm quảng cáo Google, Facebook và SEO để nâng cao nhận diện thương hiệu và tăng doanh số.

Bán hàng trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử

Bán hàng trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử

4.8. Quản lý tài chính và tối ưu chi phí

Khi thành lập, doanh nghiệp cần lên kế hoạch tài chính chi tiết, bao gồm vốn đầu tư, chi phí vận hành và ngân sách dự trù, giúp tránh rủi ro thiếu hụt tài chính. Bên cạnh đó, kiểm soát dòng tiền hiệu quả đảm bảo doanh nghiệp hoạt động ổn định và tránh tình trạng nợ đọng. Nếu cần thiết, doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn vốn từ ngân hàng, kêu gọi đầu tư hoặc tham gia các chương trình hỗ trợ từ chính phủ để phát triển bền vững.

5. Câu hỏi thường gặp

Câu 1: Giấy phép VSATTP sẽ có hiệu lực trong bao lâu?

Giấy phép VSATTP có hiệu lực trong 3 năm. Trước khi giấy phép hết hạn 6 tháng, các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm cần hoàn tất thủ tục gia hạn để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn.

Giấy phép VSATTP có hiệu lực trong 3 năm

Giấy phép VSATTP có hiệu lực trong 3 năm

Câu 2: Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm mất bao lâu?

Quá trình đăng ký doanh nghiệp tại Sở Tài Chính thường kéo dài từ 5 – 7 ngày làm việc. Sau khi công ty được thành lập, bạn cần xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, thủ tục này có thể mất khoảng 20 – 25 ngày hoặc lâu hơn tùy theo quy định cụ thể.

Bài viết trên đây Apolo đã cung cấp hướng dẫn thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chi tiết, giúp khách hàng nắm rõ quy trình từ đăng ký pháp lý, xây dựng nguồn cung ứng đến chiến lược tiếp thị. Nếu quý khách cần tư vấn và hỗ trợ về quy trình thành lập công ty, hãy liên hệ ngay Apolo ngay hôm nay!

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DOANH NGHIỆP APOLO

  • Địa chỉ: Lầu 1, số 456 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Email: phaplyapolo@gmail.com
  • Điện thoại: 02835355905
  • Hotline/Zalo: 0938 249 246