Hiện nay nhu cầu thành lập công ty kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam đang tăng cao đối với cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy việc cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ logistics là một phần quan trọng. Sau đây bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về việc thành lập công ty dịnh vụ logistics, các mã ngành trong lĩnh vực này.

vận chuyển hàng hóa quốc tế
vận tải hàng hoá quốc tế logistics

1. Dịch vụ logistics là gì?

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

     Ví dụ: Công ty cổ phần logistics MT hoạt động trong các lĩnh vực như: Vận chuyển Container, thiết bị, hàng tổng hợp trên các tuyến nội địa và quốc tế bằng đường bộ, đường sắt, hàng không, vận tải hàng hóa từ các cảng biển miền Trung Việt nam đến các nhà máy, công trình trong nước và Hành lang kinh tế Đông – Tây, và ngược lại; các dịch vụ về kho bãi

>>> TÌM HIỂU NGAY: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại HCM

Căn cứ pháp lý về tên công ty:

  • Điều 38, Điều 39 Luật doanh nghiệp 2014;
  • Điều 17, Điều 18 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp

Theo đó, tên doanh nghiệp phải bao gồm 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp+ Tên riêng.

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty cổ phẩn. Tuy nhiên khi đặt tên, không bắt buộc phải ghi rõ và đầu đủ từng chữ.

Ví dụ: Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên HOẶC Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bạn có thể đặt tên công ty mình là: CÔNG TY TNHH + TÊN RIÊNG

Lưu ý khi đặt tên công ty:

Tên riêng của công ty phải không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đăng ký (trong phạm vi toàn quốc), trừ trường hợp doanh nghiệp đó đã giải thể/ bị tuyên bố phá sản.

Các trường hợp được bị coi là gây nhầm lẫn với công ty khác bao gồm:

– Tên tiếng Việt phát âm giống nhau;

– Tên viết tắt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài trùng nhau;

–  Tên riêng chỉ khác bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

Đây là trường hợp rất dễ khiến cho tên công ty bạn dự kiến đặt gây nhầm lẫn với công ty khác.

Ví dụ: Nếu đã có doanh nghiệp đăng ký tên:

+ CÔNG TY TNHH SUWON thì SUWON được xác định là tên riêng của công ty đó, nên khi bạn muốn đăng ký tên SUWONA/SUWONE… (chỉ khác với tên riêng bởi các chữ cái ) thì sẽ không thể đặt được.

+ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ ACE  gây nhầm lẫn với CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ

–  Tên riêng chỉ khác nhau bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

– Tên riêng chỉ khác nhau bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

– Tên riêng chỉ khác nhau bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Căn cứ pháp lý về tên công ty:

  • Điều 38, Điều 39 Luật doanh nghiệp 2014;
  • Điều 17, Điều 18 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp

Theo đó, tên doanh nghiệp phải bao gồm 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp+ Tên riêng.

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty cổ phẩn. Tuy nhiên khi đặt tên, không bắt buộc phải ghi rõ và đầu đủ từng chữ.

Ví dụ: Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên HOẶC Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bạn có thể đặt tên công ty mình là: CÔNG TY TNHH + TÊN RIÊNG

Lưu ý khi đặt tên công ty:

Tên riêng của công ty phải không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đăng ký (trong phạm vi toàn quốc), trừ trường hợp doanh nghiệp đó đã giải thể/ bị tuyên bố phá sản.

Các trường hợp được bị coi là gây nhầm lẫn với công ty khác bao gồm:

– Tên tiếng Việt phát âm giống nhau;

– Tên viết tắt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài trùng nhau;

–  Tên riêng chỉ khác bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

Đây là trường hợp rất dễ khiến cho tên công ty bạn dự kiến đặt gây nhầm lẫn với công ty khác.

Ví dụ: Nếu đã có doanh nghiệp đăng ký tên:

+ CÔNG TY TNHH SUWON thì SUWON được xác định là tên riêng của công ty đó, nên khi bạn muốn đăng ký tên SUWONA/SUWONE… (chỉ khác với tên riêng bởi các chữ cái ) thì sẽ không thể đặt được.

+ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ ACE  gây nhầm lẫn với CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ

–  Tên riêng chỉ khác nhau bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

– Tên riêng chỉ khác nhau bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

– Tên riêng chỉ khác nhau bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

>>> XEM NGAY: Các thủ tục thành lập công ty TNHH

2. Hồ sơ thủ tục cần thiết để thành lập công ty dịch vụ Logistics

hồ sơ thủ tục cần thiết để thành lập công ty dịch vụ logictics
Hồ sơ thủ tục cần thiết để thành lập công ty dịch vụ Logistics

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lâp công ty, hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty dịch vụ logistics
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông (trường hợp đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
  • Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu  (trường hợp không có bản gốc thì bản photo phải được sao y chứng thực không quá 3 tháng).

Bước 2: Nộp hồ sơ Sở kế hoạch và đầu tư

Nộp hồ sơ trực tiếp lên Sở kế hoạch và đầu tư. Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ và kê khai thông tin đầy đủ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy phép thành lập công ty.

Bước 3: Nhận kết quả

Tiến hành nhận kết quả theo lịch hẹn làm việc của Sở kế hoạch và đầu tư. Chủ sở hữu trực tiếp đi nhận kết quả hoặc người được uỷ quyền nhận kết quả.

Sau khi nhận được giấy phép công ty phải công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp bao gồm: Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty).

Bước 4: khắc dấu

Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu và thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp

     Lưu ý: Sau khi được thành lập, công ty cần phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh đối với một số ngành nghề kinh doanh logistics có điều kiện. Theo đó tùy vào lĩnh vực kinh doanh của công ty lựa chọn mà phải đáp ứng yêu cầu riêng biệt theo từng ngành nghề kinh doanh đó, theo các điều kiện được công khai trên cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia.

3. Các mã ngành nghề của lĩnh vực dịch vụ logistics

STT TÊN NGÀNH MÃ NGÀNH
 Vận tải hàng hóa đường sắt 4912
1  Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển) 4933
2  Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương 5012
3  Vận tải hàng hóa hàng không 5120
4  Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa 5022
5  Kho bãi và lưu giữ hàng hóa (trừ kinh doanh kho bãi) 5210
6 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt 5221
7  Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy

– Chi tiết: Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa bằng đường thủy

5222
8  Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không 5223
9  Bốc xếp hàng hóa (trừ bốc xếp hàng hóa cảng hàng không) 5224
10 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ 5225
11  Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

– Chi tiết: Gửi hàng, giao nhận hàng hóa; dịch vụ vận tải đa phương thức (trừ đường hàng không); dịch vụ logistics (trừ đường hàng không); Đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải. dịch vụ đại lý tàu biển; Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; dịch vụ cung ứng tàu biển; dịch vụ môi giới hàng hải và các dịch vụ hàng hải khác (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển và hoạt động liên quan đến vận tải hàng không) đại lý vận chuyển hàng hóa

5229
12  Cho thuê xe có động cơ 7710
13  Dịch vụ đóng gói (trừ đóng gói thuốc bảo vệ thực vật) 8292

Hoàng Nhật – Pháp lý Apolo