Việt Nam là một trong những khu vực được thiên nhiên ưu ái, khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang lại cho Việt Nam nhiều loại hình du lịch. Chính vì thế các nhà đầu tư, khai thác mạnh vào mảng du lịch này. Tuy nhiên những vấn đề về pháp lý trong việc thành lập công ty du lịch các nhà đầu tư còn chưa hiểu hết như: Các ngành nghề nào được đăng ký thành lập, điều kiện kinh doanh và vốn điều lệ như thế nào, hồ sơ thủ tục thành lập ra sao? Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn biết rõ:
1. Các ngành nghề đăng ký khi thành lập công ty du lịch tại Việt Nam
STT |
TÊN NGÀNH |
MÃ NGÀNH |
1 |
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
– Chi tiết: Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (không hoạt động tại trụ sở) |
5510 |
2 |
Đại lý du lịch | 7911 |
3 | Điều hành tua du lịch | 7912 |
4 | Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch | 7990 |
5 | Vận tải hành khách đường bộ khác
– Chi tiết: Cho thuê xe có người lái để vận tải hành khách, hợp đồng chở khách đi tham quan, du lịch hoặc mục đích khác. |
4932 |
6 | Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) | 4931 |
7 | Vận tải hành khách ven biển và viễn dương
– Chi tiết: Hoạt động của tàu thuyền du lịch hoặc thăm quan; cho thuê tàu, thuyền có kèm thủy thủ đoàn cho vận tải ven biển và viễn dương. |
5011 |
8 | Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động | 5610 |
9 | Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng | 5621 |
10 | Dịch vụ ăn uống khác | 5629 |
11 | Dịch vụ phục vụ đồ uống (trừ hoạt động quán rượu, quán bar, quán giải khát có khiêu vũ) | 5630 |
2. Điều kiện kinh doanh và vốn điều lệ đối với ngành du lịch
– Đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng, Vốn pháp định tối thiểu kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100 triệu đồng;
+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
– Đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng. Vốn pháp định Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tối thiểu là 250 triệu đồng, trường hợp Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài thì vốn pháp định tối thiểu là 500 triệu đồng;
+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
– Đối với kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
+ Không có yêu cầu về vốn pháp định đối với ngành nghề này
+ Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
+ Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
+ Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
+ Đối với ngành nghề “Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê” không cho hoạt động tại trụ sở chính, doanh nghiệp muốn hoạt động tại trụ sở chính thì phải làm văn bản gửi Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, sau khi có văn bản chấp thuận thì doanh nghiệp mới được thực hiện ngành này tại trụ sở chính của công ty mình.
Để được chấp thuận doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện sau khách sạn có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất trang thiết bị và các dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ, có các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy chữa cháy.
– Đối với ngành nghề kinh doanh về dịch vụ ăn uống bao gồm:
+ Không quy định về vốn pháp định
+ Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức ăn toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận không mắc các bệnh sau: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao, phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
+ Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bao gồm kiểm tra các bước sau: Kiểm tra trước khi chế biến thức ăn; trong quá trình chế biến thức ăn và trước khi ăn.
+ Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm.
+ Các cơ sở, sản xuất kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ một số trường hợp sau:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ tại HCM
3. Hồ sơ, thủ tục khi thành lập công ty du lịch
– Hồ sơ thành lập công ty du dịch bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+ Điều lệ công ty
+ Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông (trường hợp là công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần)
+ Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu (nếu không có bản gốc thì bản photo phải được sao y chứng thực không quá 3 tháng)
– Hình thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ bằng hình thức trực tuyến hoặc nộp hồ sơ thành lập công ty ở Sở Kế hoạch và Đầu tư.
– Sau khi xem xét hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ và kê khai chính xác thì sau 3 ngày làm việc phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo trên cổng thông tin quốc gia và tiến hành khắc dấu, thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp.
>>> XEM NGAY: Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty TNHH
Để hiểu rõ hơn và được tư vấn miễn phí chuyên sâu hơn Apolo vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:
Địa chỉ: 348 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q. 3, Tp. HCM
Email: cskh.ketoanapolo@gmail.com
Đặng Ngọc – Pháp lý Apolo