NGHỊ ĐỊNH

VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật  Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Quản lý Thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu tư;

ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH

Điều 49 Hộ kinh doanh

  1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
  2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
  3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.

Điều 50: Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh

  1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.
  2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.

Điều 51: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

  1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
  2. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.

Điều 52: Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

  1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
    • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
    • Ngành, nghề kinh doanh;

    • Số vốn kinh doanh;
    • Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

    Lưu ý:

    Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

    Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

  2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

    – Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

    -Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định này;

    -Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.​

    Lưu ý: Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

  3. Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

  4. Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật cấp tỉnh.

Điều 53: Thời điểm kinh doanh

Hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện.

Điều 54: Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.

>> Xem thêm chủ đề dịch vụ: https://ketoanapolo.vn/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tron-goi-tai-tphcm/

Điều 55: Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh

  1. Khi thay đổi nội dung kinh doanh đã đăng ký, hộ kinh doanh thông báo nội dung thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.
  2. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ ba mươi ngày trở lên, hộ kinh doanh thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm.
  3. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.

Tìm hiểu thêm chủ đề dịch vụ thành lập công ty : 

Căn cứ pháp lý về tên công ty:

  • Điều 38, Điều 39 Luật doanh nghiệp 2014;
  • Điều 17, Điều 18 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp

Theo đó, tên doanh nghiệp phải bao gồm 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp+ Tên riêng.

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty cổ phẩn. Tuy nhiên khi đặt tên, không bắt buộc phải ghi rõ và đầu đủ từng chữ.

Ví dụ: Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên HOẶC Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bạn có thể đặt tên công ty mình là: CÔNG TY TNHH + TÊN RIÊNG

Lưu ý khi đặt tên công ty:

Tên riêng của công ty phải không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đăng ký (trong phạm vi toàn quốc), trừ trường hợp doanh nghiệp đó đã giải thể/ bị tuyên bố phá sản.

Các trường hợp được bị coi là gây nhầm lẫn với công ty khác bao gồm:

– Tên tiếng Việt phát âm giống nhau;

– Tên viết tắt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài trùng nhau;

–  Tên riêng chỉ khác bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

Đây là trường hợp rất dễ khiến cho tên công ty bạn dự kiến đặt gây nhầm lẫn với công ty khác.

Ví dụ: Nếu đã có doanh nghiệp đăng ký tên:

+ CÔNG TY TNHH SUWON thì SUWON được xác định là tên riêng của công ty đó, nên khi bạn muốn đăng ký tên SUWONA/SUWONE… (chỉ khác với tên riêng bởi các chữ cái ) thì sẽ không thể đặt được.

+ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ ACE  gây nhầm lẫn với CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ

–  Tên riêng chỉ khác nhau bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

– Tên riêng chỉ khác nhau bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

– Tên riêng chỉ khác nhau bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Tìm hiểu thêm chủ đề: https://ketoanapolo.vn/huong-dan-thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-tnhh/

Điều 56: Đặt tên hộ kinh doanh

  1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:- Loại hình “Hộ kinh doanh”;

    – Tên riêng của hộ kinh doanh.

  2. Tên riêng phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu và phát âm được.
  3. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
  4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

Thanh Ngọc – Pháp lý Apolo