Hiện nay việc thành lập doanh nghiệp luôn vướng phải những sai lầm trong khâu chuẩn bị hồ sơ. Vậy để việc thành lập diễn ra một cách nhanh chóng các cá nhân, tổ chức cần phải khắc phục những lỗi trên. Vì vậy bài viết này sẽ đưa ra một số lưu ý về thành lập doanh nghiệp công ty cổ phần.
Nội dung chính
1. Đặc điểm và điều kiện thành lập công ty cổ phần là gì?
- Đặc điểm của công ty cổ phần:
+ Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
+ Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
- Các điều kiện để thành lập công ty cổ phần:
+ Có không ít hơn ba cổ đông thành lập công ty và không hạn chế số lượng cổ đông. Giám đốc/ Tổng giám đốc trong công ty cổ phần không được giữ chức vụ tương đương ở các tổ chức doanh nghiệp khác.
+ Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trên cổng thông tin quốc gia.
+ Khi thành lập công ty phải có trụ sở giao dịch. Trụ sở công ty cổ phần không được là chung cư, khu tập thể, căn hộ.
+ Khi thành lập công ty cổ phần, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân. Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện để được thành lập.
>>> THAM KHẢO NGAY: Dịch vụ thành lập công ty tại TPHCM
2. Thông tin cần biết và chuẩn bị để thành lập công ty cổ phần là gì?
– Tên công ty: Doanh nghiệp có thể đăng ký tên công ty bằng tiếng việt, tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
Trong đó:
+ Tên công ty bằng tiếng việt: Tên phải có loại hình doanh nghiệp và tên tên riêng. Ví dụ: công ty Cổ phần Phú An.
+ Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: Là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài
+ Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài
+ Người thành lập doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của toàn án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
+ Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
- Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký
Địa chỉ trụ sở chính của công ty: Phải được nằm trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm:
+ Số nhà/phố/ đường
+ Cấp xã: Xã/phường/thị trấn
+ Cấp huyện : Huyện/quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh.
+ Cấp tỉnh: Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
– Ngành nghề kinh doanh: Nếu ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải chuẩn bị các điều kiện về ngành nghề này như: Điều kiện về vốn pháp định,điều kiện về chứng chỉ hành nghề,…. Còn nếu ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì đăng ký bình thường.
– Vốn điều lệ công ty: Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. vốn điều lệ quyết định đến việc đóng thuế môn bài. Nếu vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống thì mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm. Trường hợp vốn điều lệ từ 10 tỷ trở lên đóng thuế môn bài là 3.000.000 đồng/năm.
– Thông tin người đại diện theo pháp luật: Cần chuẩn bị chứng minh nhân dân/ căn cước công dân (trường hợp dùng bản photo thì phải được công chứng không quá 3 tháng).
– Thông tin thành viên cổ đông góp vốn: Cần chuẩn bị những thông tin cần thiết của các thành viên cổ đông góp vốn và số vốn góp của các thành viên.
>>> XEM NGAY: Hướng dẫn thủ tục hồ sơ thành lập công ty
3. Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty cổ phần là gì?
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh công ty cổ phần
– Điều lệ công ty
– Danh sách cổ đông sáng lập công ty
– Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/ căn cước công dân của các cổ đông, người đại diện theo pháp luật (trường hợp dung bản photo thì phải được sao y chứng thực không quá 3 tháng).
4. Nơi nộp hồ sơ và thời gian nhận kết quả thành lập công ty cổ phần?
– Nộp hồ sơ bằng hình thức trực tiếp: Tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt trụ sở chính của công ty.
– Thời gian nhận kết quả thành lập công ty cổ phần là sau 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ ra Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Với những thông tin Apolo cung cấp sẽ giúp khách hàng hiểu thêm hồ sơ thủ tục thành lập công ty cổ phần và một số lưu ý cần thiết. Quý khách thắc mắc vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 348 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q. 3, Tp. HCM
Email: cskh.ketoanapolo@gmail.com
Thanh Tùng – Pháp lý Apolo