Khi tình hình kinh tế đất nước phát triển chính là điều kiện thuận lợi cho các công ty mới thành lập. Theo quy định của Luật Doanh ngiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp thì thành lập doanh nghiệp là quyền của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên không phải mọi cá nhân, tổ chức được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Điều kiện thành lập công ty

I. Đối tượng được phép thành lập doanh nghiệp

Căn cứ theo luật doanh nghiệp 2014 thì những đối tượng sau đây được thành lập doanh nghiệp:

Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

  1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
  3. a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  4. b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  5. c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  6. d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

  1. e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Do đó ta thấy rằng các cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, tổ chức bao gồm cả các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đều được phép thành lập doanh nghiệp ngoại trừ các đối tượng được nêu tại Khoản 2 – Điều 18.

Tìm hiểu ngay chủ đề: dịch vụ đăng ký thành lập công ty giá rẻ

II. Hộ khẩu ở tỉnh có được đăng ký thành lập công ty ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh?

Như đã nói ở mục I thì pháp luật Việt Nam không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú của cá nhân thành lập doanh nghiệp. Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố lớn nhất nước ta nên nơi đây luôn thu hút nhiều doanh nhân muốn thành lập doanh nghiệp tại đây, nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nhân xây dựng doanh nghiệp để phát triển nền kinnh tế nước nhà. Vì vậy miễn bạn là công dân Việt Nam ( không thuộc trường hợp khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014) thì bạn đều có quyền hành lập doanh nghiệp ở bất cứ tỉnh thành nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong đó bao gồm cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tìm hiểu thêm chủ đề dịch vụ của chúng tôi tại đây: http://ketoanapolo.vn/huong-dan-thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-tnhh/

Trên đây là lưu ý về vấn đề hộ khẩu tỉnh có thể đăng ký thành lập doanh tại Hà Nội hay Tp Hồ Chí Minh. Nếu bạn gặp khó khăn hoặc không có thời gian tự thực hiện thủ tục thành lập công ty, mời tham khảo dịch vụ thành lập công ty của Apolo với phí dịch vụ trọn gói 900.000đ

Phòng pháp lý Apolo – HCM