Khi bắt đầu kinh doanh bằng hình thức hộ kinh doanh cá thể, một trong những điều người thành lập quan tâm hàng đầu là các khoản thuế, cũng như cách tính thuế mà họ phải chi trả. Theo quy định mới nhất năm 2020, các loại thuế và cách tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể đã có nhiều thay đổi so với những quy định cũ. Bài viết giúp cập nhật những quy định mới này giúp người thành lập hộ kinh doanh cá thể trong năm 2024 nắm rõ về các khoản thuế mà mình phải chi trả khi thành lập loại hình kinh doanh này.

1. Những loại thuế mà hộ kinh doanh phải đóng là?

Các loại thế mà hộ kinh doanh cá thể phải đóng
  • Thuế môn bài
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT)

2. Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể năm 2024 ra sao?

Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể năm 2024 sẽ được dựa trên quy định mới nhất được đề ra trong năm 2020. Cụ thể như sau:

2.1. Thuế môn bài

Theo điểm c, khoản 1 điều 1 nghị định 22/2020/NĐ-CP, hộ kinh doanh do Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh thành lập được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo quy định tại điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, hộ kinh doanh phải nộp thuế môn bài như sau:

  • Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
  • Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
  • Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

>>> THAM KHẢO NGAY: Dịch vụ thành lập công ty TNHH trọn gói giá rẻ

2.2. Thuế TNCN và thuế GTGT

Đối tượng áp dụng: Hộ kinh doanh có thu nhập > 100 triệu đồng/năm.

Phương pháp tính: Phương pháp khoán.

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC tiền thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân mà hộ kinh doanh phải nộp trong năm 2024 được tính như sau:

  • Tiền thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
  • Tiền thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó, doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN (gọi chung là doanh thu tính thuế) được quy định tại a khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:

  • Doanh thu tính thuế bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề…
  • Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Về tỷ lệ thuế TNCN và thuế GTGT, theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, tùy từng ngành, lĩnh vực kinh doanh mà tỷ lệ thuế được quy định khác nhau, cụ thể như sau:

Lĩnh vực Tỷ lệ thuế GTGT Tỷ lệ thuế TNCN
Phân phối, cung cấp hàng hóa 1% 0,5%
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 5% 2%
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3% 1,5%
Hoạt động kinh doanh khác 2% 1%

     Ví dụ: Hộ gia đình C kinh doanh lĩnh vực phân phối, cung cấp hàng hóa và có doanh thu kinh doanh là 180 triệu đồng/năm (>100 triệu đồng) thì hộ kinh doanh C phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT. Cụ thể tính như sau:

  • Tiền thuế TNCN=180.000.000đ x 1%=1.800.000đ
  • Tiền thuế GTGT=180.000.000đ x 0,5%=900.000đ

Như vậy, cộng với thuế môn bài 300.000đ/năm (đối với doanh thu là 180 triệu/năm) thì tổng tiền thuế mà hộ kinh doanh C phải nộp là 3 triệu đồng/năm.

>>> TÌM HIỂU: Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập công ty TNHH

Với những thông tin Apolo cung cấp sẽ giúp khách hàng hiểu thêm về Thuế và cách tính thuế của hộ kinh doanh cá thể. Quý khách thắc mắc vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 348 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q. 3, Tp. HCM

Email: cskh.ketoanapolo@gmail.com

Hotline 090 444 84 64

Hoàng Thịnh – Pháp lý Apolo